Nói về thành nhà Hồ, người ta không thể không nhắc đến hai cây thị “cổ” có tuổi đời hơn 600 năm tuổi, thuộc thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), cây thị đã trường tồn hàng trăm năm và được coi là biểu tượng tâm linh của vùng đất này.


Hai cây thị hơn 600 năm tuổi

Hai cây thị cổ có từ bao giờ, người dân thôn Xuân Giai chẳng ai biết. Ngay kể cả những người lớn tuổi như ông Trịnh Văn Hiềng (95 tuổi) cũng chỉ nghe kể lại. Từ khi ông sinh ra và lớn lên đã thấy nó. Điều đặc biệt, hai cây thị này mãi đến năm 2015 mới được công nhận là cây di sản thế giới. Khoảng thời gian dài ấy, vì sao cây thị vẫn không bị chặt, phá và ngược lại được bảo vệ đến tận bây giờ?.

Ông Hiềng bảo, khi ông sinh ra cho đến nay gần 100 tuổi đã thấy cây thị to như vậy, dường như nó không hề thay đổi.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Người lớn tuổi như ông Hiềng cũng chỉ biết khi mình lớn lên đã thấy cây thị to lớn như thế này rồi

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, hai cây di sản nằm ở vị trí trung tâm làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, nó gắn liền với quá trình hình thành, hưng vong của vương triều Hồ và thành nhà Hồ trong lịch sử dân tộc ở giai đoạn cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15.

Đây cũng là dấu tích còn sót lại của một công trình tôn giáo có vai trò quan trọng phục vụ đời sống tâm linh của người dân Tây Đô suốt nhiều thế kỷ. Cây thứ nhất nằm cách Hào thành phía Nam của thành nhà Hồ 30m, trước cổng nhà trưởng thôn Trịnh Văn Nội, cây có chu vi bạnh vè trên 10m, chiều cao trên 20m. Cây thứ hai nằm trong khuôn viên Trường THCS Vĩnh Tiến, có chu vi bạnh vè 9,1m, chiều cao hơn 20m.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Thân, gốc cây xù xì

Hai cây thị trên 600 năm tuổi vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vinh danh là cây di sản Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ, hai cây thị cổ vẫn trường tồn như những nhân chứng lịch sử, gắn với quá trình con người mở đất lập làng nơi đây.

Ông Hiềng kể lại, cây thị có từ bao giờ, ai trồng hay tự nhiên mọc chẳng ai biết. Chỉ biết nó nằm gần một ngôi chùa, mà xưa kia người dân thường gọi là “Chùa làng Xuân Giai”. Sau đó không hiểu lý do gì mà chùa mất đi, hai cây thị vẫn sừng sững trường tồn theo thời gian.

“Hai cây thị như là vật thiêng của làng, từ xưa đến nay không ai dám đụng đến nó, dù là bẻ một cái cành. Cũng chưa có câu chuyện truyền thuyết nào mang tính chất tâm linh, báo oán, nhưng người dân rất ý thức bảo tồn nó”, ông Hiềng cho biết.

Ngôi mộ mối đùn

Sở dĩ hai cây thị được coi là cây tâm linh của làng vì trước kia nó nằm ngay trong khuôn viên chùa. Ngày đó chùa Xuân Giai rậm rạp chẳng có ai dám đến, trừ những ngày rằm, ngày lễ. Cứ đến mùa, cây thị lại xum xêu trái, nhưng không ai dám hái dù là một quả vì họ cho rằng sợ “thánh vật”.

Xung quanh cây thị trăm năm tuổi này, người dân Xuân Giai vẫn còn lưu truyền câu truyện truyền tai. Vào những năm rất lâu rồi, họ cũng nghe kể lại, ngôi chùa làng Xuân Giai rậm rạp đến ghê sợ, kể cả người trong làng cũng ít ai dám vào.

{keywords}

Cây thị có đường kính bè rất lớn

Một ngày nọ có một người con gái tên Hoa, là người nơi khác đến chùa vãng lai. Họ thấy cô Hoa này cứ quanh quẩn ở chùa suốt nhiều ngày trời, có người còn thấy cô gái hái quả thị ăn. Một thời gian sau không thấy cô gái đâu nữa, người dân phát hiện xác của cô Hoa đã bị phân hủy, mối đùn lên to như một ngôi mộ, chỉ còn chòi lại một đoạn của bàn chân.

Từ đó người dân gọi đây là mộ cô Hoa. Vào ngày rằm hàng tháng, người dân trong làng thường xuyên đến thắp hương cho phần mộ này.

Cũng ở ngôi chùa có cây thị di sản còn có một câu chuyện có thật, mà theo ông Hiềng kể lại. Thời ông đang còn nhỏ ở chùa Xuân Giai có ông tên Mở, họ Trịnh là người trông chùa. Suốt nhiều năm qua ông Mở cứ trông coi ngôi chùa này như chính ngôi nhà của mình. Không hiểu vì lý do gì, ông Mở lại quấn bông vào người rồi tự thiêu sống ở chùa, đến khi người dân vào mới phát hiện ra sự việc.

Người dân cho rằng do ông Mở uất ức với chế độ thời đó nên tự thiêu. Cũng có người lại cho rằng, do ông sức khỏe đã yêu lại không có gia đình nên không muốn sau này phải phụ thuộc vào anh em, xóm làng nên đã tự thiêu để kết liễu đời mình… tuy nhiên những câu chuyện đó vẫn chưa có lời lý giải.

{keywords}

Mộ cô Hoa, sau khi chết được mối đùn lên thành ngôi mộ

Ông Hiềng nói, đó là những câu chuyện của quá khứ. Thực tại nhất mà cây di sản mang lại cho người dân, đó là trong kháng chiến chống Mỹ, dưới hai gốc thị là nơi nghỉ ngơi, ẩn trú của xe cộ, binh pháo của bộ đội trên đường hành quân vào chiến trường miền Nam. Là nơi che chở cho dân làng trước bao trận bom đạn của giặc Mỹ cày xéo trên mảnh đất quê hương. Chính vì vậy mà đến nay hai cây thị nó như vật thiêng luôn che chở cho dân làng.

Ông Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ cho biết, Trung tâm đang phối hợp với thôn Xuân Giai đề xuất với Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam có văn bản hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc, cách thức bảo vệ đối với hai cây thị cổ vừa được công nhận cây di sản thế giới.

“Những cây cổ thụ tại làng Xuân Giai được công nhận là cây di sản của Việt Nam đã góp phần tôn vinh giá trị lịch sử vốn có của nó, từ đó khơi dậy niềm tự hào của người dân địa phương, để người dân có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, gìn giữ thiên nhiên và môi trường quê hương như chính bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta”, ông Trọng chia sẻ.

Lê Dương