1. Cây cầu này nằm ở tỉnh nào?
-
Bình Định
0%
- Phú Yên
0%- Khánh Hòa
0%- Ninh Thuận
0%Chính xácCầu gỗ Ông Cọp bắc qua sông Phú Ngân, nối xã An Ninh Tây, huyện Tuy An với thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Cầu dài khoảng 800m, bề rộng 1,5m và được làm hoàn toàn bằng gỗ (ngoại trừ những chiếc đinh dùng kết nối cầu).
Theo chia sẻ của người dân trong vùng, cầu gỗ Ông Cọp giúp giảm quãng đường đi vòng giữa 2 địa phương từ 10km xuống còn gần 1km. Vì vậy, dù cầu thường xuyên bị nước lũ cuốn trôi, người dân vẫn cố gắng xây dựng và cải tạo lại cầu mỗi năm.
2. Cầu Ông Cọp thường bị lũ tàn phá vào thời điểm nào trong năm?
-
Tháng 2 – 3
0%
- Tháng 5 – 6
0%- Tháng 8 – 9
0%- Tháng 10 – 11
0%Chính xácTháng 10 – 11 hằng năm là thời điểm xuất hiện lũ trên sông Phú Ngân, tỉnh Phú Yên. Người dân thường tháo một nhịp cầu phía xã An Ninh Tây để tránh lũ. Tuy nhiên, cây cầu này vẫn bị lũ cuốn ra biển.
Thông thường, chi phí làm lại cầu Ông Cọp khoảng 1 tỷ đồng. Vật liệu làm ván cầu được chọn từ những cây bạch đàn, phi lao tốt. Thành và chân cầu làm từ thân tre già đã ngâm nước.
Cầu chịu được tải trọng của người đi bộ và xe máy có chở hàng hóa. Ở hai đầu cầu người dân sẽ để sẵn các loại gỗ, do đó, các đoạn cầu bị hư hại thường được nhanh chóng sửa chữa.
3. Cầu Ông Cọp lần đầu được xây dựng tại Phú Yên vào năm nào?
-
1988
0%
- 1998
0%- 2008
0%- 2018
0%Chính xácCầu gỗ Ông Cọp được đầu tư xây dựng vào năm 1998. Trải qua hơn 20 năm, người dân trong vùng vẫn giữ thói quen dựng cầu bằng gỗ.
Hiện cầu Ông Cọp không chỉ là công trình giúp người dân vượt sông mà còn là nơi để du khách tham quan, chụp ảnh vào mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm). Chi phí qua cầu khoảng 1.000 – 5.000 đồng/lượt. Phần lớn tiền thu được sẽ dùng để xây lại cầu sau mùa mưa lũ.
4. Vì sao cây cầu có tên là cầu Ông Cọp?
-
Vì trong quá khứ vùng này có nhiều cọp
0%
- Vì đây là biệt danh của người có công xây cầu
0%- Vì gần địa điểm xây cầu có miếu Ông Cọp
0%- Vì đây là tên khúc sông cầu bắc qua
0%Chính xácTheo chia sẻ của nhân dân trong vùng, gần nơi xây cầu có một ngôi miếu rất linh thiêng, gọi là miếu Ông Cọp. Vì vậy, cầu còn được gọi với tên cầu Miếu Ông Cọp hoặc cầu Bình Thạnh.
5. Ngoài cầu Ông Cọp, tỉnh Phú Yên còn nổi tiếng với cây cầu nào?
-
Cầu Đà Rằng
0%
- Cầu Thuận Phước
0%- Cầu Thị Nại
0%- Cầu Rồng
0%Chính xácCầu Đà Rằng là cây cầu gắn liền với lịch sử của tỉnh Phú Yên. Cầu Đà Rằng cũ được Pháp xây dựng đầu thế kỷ XX với 60 nhịp, tổng chiều dài đạt 1.105m. Bấy giờ, cầu Đà Rằng dài thứ nhì Việt Nam chỉ sau cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.
Đến năm 2018, cầu Đà Rằng mới được khởi công xây dựng, nằm về phía thượng lưu so với cầu cũ. Cầu mới có chiều dài 1.128m, chiều rộng 10,5m, phục vụ hai làn xe lưu thông. Cầu được chính thức thông xe vào tháng 1/2019.
- Cầu Thuận Phước
- Vì đây là biệt danh của người có công xây cầu
- 1998
- Tháng 5 – 6
- Phú Yên