1. Cây cầu duy nhất nào hiện vẫn dùng chung cho đường bộ và đường sắt?

  • Cầu Bình Lợi (TP.HCM)
    0%
  • Cầu Long Biên (Hà Nội)
    0%
  • Cầu Cẩm Lý (Bắc Giang)
    0%
  • Cầu Việt Trì (Phú Thọ)
    0%
Chính xác

Cầu Cẩm Lý (huyện Lục Nam, Bắc Giang) là cây cầu duy nhất tại Việt Nam hiện nay vẫn dùng chung cho cả đường bộ và đường sắt trên cùng một mặt cầu. Cầu dài 272m, gồm 4 nhịp giàn thép, lòng cầu chỉ rộng 3,8m. Cầu Cẩm Lý được đưa vào sử dụng từ năm 1979.

2. Cầu Cẩm Lý bắc qua sông nào?

  • Sông Thương
    0%
  • Sông Lục Nam
    0%
  • Sông Thái Bình
    0%
  • Sông Cầu
    0%
Chính xác

Cầu Cẩm Lý bắc qua sông Lục Nam thuộc tuyến quốc lộ 37, nằm trên địa bàn huyện Lục Nam. Nhờ cây cầu này, các xe tải từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương chạy đến Lạng Sơn, Cao Bằng có thể rút ngắn chặng đường được hàng chục km thay vì những con đường khác.

3. Phần dùng chung đường sắt và đường bộ của cầu Cẩm Lý cấm loại phương tiện nào đi qua?

  • Xe ô tô con
    0%
  • Xe máy
    0%
  • Xe đầu kéo
    0%
  • Xe tải
    0%
Chính xác

Phần đường bộ dùng chung với đường sắt của cầu Cẩm Lý cấm xe máy, xe đạp đi qua. Tại đầu cầu cũng có biển báo cấm các loại phương tiện này. Hai bên cầu có đường dành riêng cho xe máy và xe thô sơ, rộng khoảng 1m.

4. Hiện tỉnh Bắc Giang không có loại hình giao thông nào sau đây?

  • Đường cao tốc
    0%
  • Đường hàng không
    0%
  • Đường sông
    0%
  • Đường biển
    0%
Chính xác

Tỉnh Bắc Giang không giáp biển, do đó không có loại hình giao thông đường biển.

Tuy nhiên, Bắc Giang có đủ các loại hình giao thông quan trọng khác như đường sắt, đường cao tốc, đường sông, sân bay.

Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng cơ sở hạ tầng giao thông, Bắc Giang có tiềm năng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp và cực tăng trưởng của vùng Đông Bắc Bộ.

5. Cầu xoay duy nhất tại Việt Nam nằm ở địa phương nào?

  • Đà Nẵng
    0%
  • Hội An
    0%
  • Cần Thơ
    0%
  • TP.HCM
    0%
Chính xác

Cầu Sông Hàn bắc qua sông Hàn, Đà Nẵng là cây cầu xoay duy nhất tại Việt Nam. Cầu được thiết kế, xây dựng bởi kỹ sư và công nhân người Việt.

Cầu khởi công vào ngày 2/9/1998 và khánh thành đúng dịp kỷ niệm Ngày giải phóng thành phố 19/3/2000. Cầu gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, đoạn giữa của cầu có thể quay 90 độ quanh một trục. Do đó, các phương tiện đường thủy có thể dễ dàng đi qua bên dưới cầu.