- Theo ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Quản lý xây dựng (Tổng cục Đường bộ VN - Bộ GTVT), đơn vị chỉ lo việc xây cầu treo dân sinh Khe Tây, còn việc làm đường dẫn vào các hộ dân của xóm 6, xã Sơn Thọ (Vũ Quang, Hà Tĩnh) là của địa phương. Còn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN thừa nhận, hiện tại chưa hiệu quả.
Số liệu ‘trên trời rơi xuống’ quanh cầu treo 3,5 tỷ Thực tế đã chứng minh, con số 500 lượt người qua cầu Khe Tây (Vũ Quang, Hà Tĩnh) một ngày đêm là hoàn toàn không có căn cứ. Số liệu này do xã Sơn Thọ và các ban ngành liên quan "tự nghĩ ra". Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra 'cầu treo phục vụ 2 hộ' Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ GTVT kiểm tra lại dự án "Xây cầu treo dân sinh để phục vụ 2 hộ dân" đã được báo chí nêu trong những ngày gần đây. |
Kiểm tra chớp nhoáng
Vào sáng 13/8, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN đã trực tiếp tới hiện trường xây dựng cầu treo Khe Tây.
Cũng từ rất sớm, hơn 20 hộ dân có trong danh sách "hưởng lợi" từ việc xây cầu treo Khe Tây đã có mặt tại trụ sở UBND xã Sơn Thọ.
Cầu treo Khe Tây chỉ phục vụ cho 2 hộ dân. Hơn 20 hộ dân còn lại không có đường dẫn ra cầu. |
Khi PV tới trao đổi với người dân thì có một cán bộ xã qua "nhắc nhở" dân vào hội trường để chuẩn… họp, dù lúc ấy, đoàn của Tổng cục Đường bộ VN chưa tới nơi.
Khoảng 9h, đoàn do ông Nguyễn Xuân Cường có mặt tại cầu treo Khe Tây để thị sát thực tế.
Khi qua cầu treo, thay vì đi con đường mà trước đây Phó chủ tịch xã Sơn Thọ từng giới thiệu là "người dân đi để tới cầu treo", ông Lương Phan Kỳ - GĐ Sở GTVT Hà Tĩnh dẫn ông Cường rẽ phải, đi theo con đường nhỏ dẫn qua khe Tiên rồi lên đường bê tông vào khu vực các hộ dân sinh sống (con đường này nối với cầu Gãy).
Đoàn do Phó tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ dẫn đầu kiểm tra thực địa. |
Trong khi đó, một số PV của các báo đã thử đi theo lối "người dân đi để tới cầu treo". Theo quan sát, tới đoạn đồi cao mà trước đây cỏ dại mọc um tùm đã được phát quang, không còn như trước.
Chỉ cách cầu treo Khe Tây khoảng 300m (đi theo đường đồi), bà Nguyễn Minh Tân cho hay, từ lâu nay, gia đình bà chỉ đi qua cầu Gãy để ra ngoài, còn không đi qua cầu Khe Tây.
Lội rừng vượt suối… tìm dân qua cầu treo 3,5 tỷ Để tới cầu treo 3,5 tỷ này, dân phải lội rừng 1km, vượt qua 2 cái khe. Vì thế, cầu xong 2 tháng nay nhưng chẳng mấy ai qua. |
Cầu treo chưa phát huy hiệu quả vì… chưa có đường
Trong cuộc làm việc, có 6 người dân xóm 6, xã Sơn Thọ (nằm trong danh sách hưởng lợi từ việc xây cầu Khe Tây) phát biểu ý kiến.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN (Bộ GTVT) không phủ nhận thông tin báo đưa cầu treo chỉ phục vụ 2 hộ dân.
|
Tất cả họ đều phấn khởi mở đầu bằng câu "Cảm ơn..., cảm ơn... đã xây cầu treo. Dân chúng tôi rất mừng khi có cây cầu", và họ đều mong muốn có đường kết nối với người dân có thể sử dụng cầu.
Trước đó, PV VietNamNet từng tới tận các hộ dân để hỏi về việc xây cầu và chữ ký trong hồ sơ khảo sát danh sách những người dân hưởng lợi thì tất cả họ đều cho biết "Không biết việc xây cầu cũng như không ký tá bất kỳ cái gì liên quan tới cầu treo. Họ vẫn đi cầu Gãy, không đi cầu Khe Tây".
Người dân xóm 6, xã Sơn Thọ "vui mừng" khi có cầu treo, dù họ không thể đi qua. |
Nói về việc xây dựng cầu treo Khe Tây, lãnh đạo Tổng cục đường bộ, Ban quản lý dự án 3, Sở GTVT Hà Tĩnh…đều khẳng định, trước khi xây cầu đã khảo sát kỹ, cầu xây đúng quy trình và có 43 hộ dân được hưởng lợi từ việc xây cầu. Ngoài ra, cầu cũng sẽ giúp bà con đi lại trong mùa mưa lũ.
"Làm sao để người dân được hưởng lợi từ việc xây cầu treo có thể đi qua cầu?", PV báo Tiền Phong chất vấn.
Vị Phó chủ tịch huyện Vũ Quang cùng Chủ tịch UBND xã Sơn Thọ Nguyễn Khắc Hội thông tin, con đường nối từ cầu Khe Tây tới các hộ dân đã có trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đường có chiều dài hơn 700m, vốn đầu tư là…6 tỷ đồng.
"Vậy khi nào sẽ triển khai tuyến đường này?" một PV hỏi tiếp. "Do đang vướng mắc về vốn nên chưa biết khi nào sẽ xây dựng", ông Lương Phan Kỳ nói.
Trước thực tế các hộ dân phía trong không được hưởng lợi như báo cáo của dự án, ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Quản lý xây dựng (Tổng cục Đường bộ VN) thừa nhận, Tổng cục chỉ lo việc xây cầu, còn làm đường là của địa phương!
Ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Quản lý xây dựng (Tổng cục Đường bộ) thừa nhận, tổng cục chỉ lo việc xây cầu còn làm đường là của địa phương. Và có nhiều nơi giống như cầu Khe Tây - có cầu, chưa có đường dẫn tới cầu. |
Còn ông Nguyễn Xuân Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cũng thừa nhận, hiện tại chưa hiệu quả.
Vị Phó tổng cục trưởng cũng đề nghị tỉnh Hà Tĩnh sớm bố trí kinh phí để làm đường cho các hộ dân đi ra cầu treo.
"Vậy trong số số 186 cầu treo dân sinh đã được xây dựng, có trường hợp nào giống như cầu treo Khe Tây - cầu xây xong nhưng chưa có đường?" - PV Tuổi Trẻ hỏi.
"Rất, rất nhiều cầu như thế! Các tỉnh miền núi phía Bắc hay các tỉnh phía Nam như Lâm Đồng, Kon Tum, Đăk Lắk", Cục trưởng Cục xây dựng khẳng định.
Khi được hỏi về căn cứ của số liệu 500 lượt người/ngày đêm đi qua cầu Khe Tây/ngày, vị đại diện đơn vị tư vấn thiết kế chống chế, để có con số này đã phỏng vấn địa phương, xã.
"Tuy nhiên, nó chỉ mang tính chất dự báo, chúng ta không nên đi sâu vào vấn đề con số này như là giá trị cụ thể" - vị này lảng tránh.
Còn lãnh đạo xã thì nói rằng, số liệu đúng hơn là 50 lượt người/ngày đêm?! Còn danh sách 43 hộ có nét chữ giống nhau kí vào dánh sách được thụ hưởng thì chẳng ai giải thích!?
Lãnh đạo Sở GTVT, UBND huyện và xã đều cho rằng cây cầu này làm để đáp ứng nhu cầu bức bách và về lâu dài phát triển kinh tế, vì có quy hoạch khu chăn nuôi tập trung.
Tuy nhiên, khi PV hỏi liệu với cây cầu có tuổi thọ chỉ 25 năm, trọng tải cho phép chỉ 0,5 tấn thì có thể phát triển được kinh tế gì, vị Cục trưởng Cục xây dựng cho rằng cầu có thể sử dụng lâu hơn 25 năm và trọng tải trên cầu có thể vượt hơn nhiều so với con số 0,5 tấn.
Trong khi một số câu hỏi, với 6 tỷ đồng có thể làm được con đường nối khu dân cư đến cầu Khe Tây, khi khảo sát làm cầu, ban quản lý đã tính tới việc người dân "hưởng lợi" sẽ di chuyển bằng đường nào để đến cầu?…, vị chủ tọa cuộc họp đã đề nghị kết thúc buổi làm việc vì các vấn đề đã được "trả lời thấu đáo"?!.
"Qua báo cáo của ông Nguyễn Khắc Hội - Chủ tịch xã Sơn Thọ và đoàn đã về thị sát, thì thấy rằng khi mùa nước lên, toàn bộ 26 hộ này bị cô lập, bắt buộc phải đi qua cầu treo mặc dù còn đường kết nối chúng ta chưa làm xong, không có đường tới cầu thì người dân cũng đi theo đường mòn", vị Phó tổng cục trưởng khẳng định 26 hộ dân được hưởng lợi trực tiếp khi xây cầu treo.
Nơi 'thừa' cầu treo 3,5 tỷ, nơi cược tính mạng với hà bá Trong khi tại xã Sơn Thọ xây dựng cầu treo 3,5 tỷ đồng chỉ để phục vụ vài hộ dân gây xôn xao dư luận thì cách đó chừng 15 km, hàng trăm hộ dân phải "đánh cược" tính mạng trên chiếc đò cũ kỹ. |
Văn Đức - Duy Tuấn