Ngựa là con vật nuôi phổ biến và gần gũi trong đời sống. Thịt ngựa, sữa ngựa có giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng bổ huyết, nhuận táo, thanh nhiệt.

Gan ngựa luộc ăn chữa tứ chi đau buốt, tâm phiền, mệt mỏi, kinh nguyệt bất thường. Sỏi trong dạ dày và ruột ngựa khi dùng tán bột uống có tác dụng trấn kinh, hóa đờm, giải độc. Phổi ngựa ngâm rượu chữa các bệnh về đường hô hấp…

{keywords}

Trong y học hiện đại, máu ngựa dùng để bào chế các loại huyết thanh kháng trực khuẩn mủ xanh và kháng tụ cầu trùng vàng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn…

Trong y học cổ truyền, xương ngựa, cao xương ngựa được dùng làm thuốc từ lâu đời. Xương ngựa có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương, dùng dưới dạng cao để bồi dưỡng sức khỏe, rất tốt đối với người cao tuổi gầy yếu, mất ngủ, tiêu hóa kém, đại tiện táo, bổ sung canxi phòng ngừa loãng xương, chủ trị cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, trẻ em biếng ăn, chậm lớn, còi xương…

Cách chế biến

Xương ngựa cần làm sạch hết thịt, gân và mỡ, rửa sạch, tẩy nước gừng, rượu, chẻ ngắn, nhỏ, cho vào xoong, đổ nước ngập xương nấu liên tục trong 24 giờ (luôn giữ nước ngập xương). Lấy nước chiết lần thứ nhất lọc, cô riêng. Tiếp tục nấu để được hai nước chiết nữa. 

Dồn các nước chiết lại, cô nhỏ lửa và đánh đều đến khi được cao đặc. Đổ cao vào khuôn. Để nguội, cắt ra từng miếng, gói giấy bảo quản để ở nơi khô và mát.

Cách dùng: Thái cao thành miếng ăn trực tiếp hoặc trộn với cháo nóng. Hoặc có thể trộn cao với mật ong hấp cách thủy. Liều dùng: người lớn 5-10g/ngày; trẻ em 3-5g/ngày. Hoặc dùng bài: cao ngựa 100g ngâm với 1.000ml rượu 40 độ để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml (không dùng cho trẻ em).

Xương ngựa sau khi nấu cao có thể đem rửa sạch, phơi khô, nung xương ở lò than đang cháy đỏ trong 15 phút. Xương nung xong trở nên nhẹ, xốp, trắng như thạch cao, dễ vỡ. Cho xương đã nung vào máy xay hoặc cối giã rồi rây thành bột mịn. Đổ bột này vào nước sạch với tỷ lệ 0,5kg bột xương với 1.500ml nước. 

Đun sôi trong 1 giờ. Để nguội, gạn lấy bột đem phơi hoặc sấy khô. Rây mịn. Bảo quản, tránh ẩm mốc. Ngày uống 5-10g, có thể thêm đường cho dễ uống. Bột xương ngựa là thuốc bổ xương, mạnh gân cốt, chữa bệnh đường tiêu hóa, đau dạ dày, đại tiện lỏng.

Bệnh còi xương ở trẻ em

Bệnh còi xương ở trẻ em

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức.

Biểu hiện của ung thư xương

Biểu hiện của ung thư xương

Ung thư xương là ung thư liên kết (sacôm) xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương.

Gầy giơ xương vẫn bị tiểu đường

Gầy giơ xương vẫn bị tiểu đường

Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh tiểu đường, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

Ninh xương nhồi sữa bồi canxi: Sai trầm trọng

Ninh xương nhồi sữa bồi canxi: Sai trầm trọng

Ninh xương trộn sữa bù canxi cho con là một suy nghĩ sai lầm vì canxi trong xương rất khó hòa tan.

Thực phẩm giúp khỏe xương khớp

Thực phẩm giúp khỏe xương khớp

Chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp kiểm soát được tình trạng thoái hóa khớp, làm chậm quá trình lão hóa.

(Theo Sức khỏe và Đời sống)