Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Cao Bằng, hiện nay toàn tỉnh có hơn 2,7 triệu con gia cầm các loại.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trên cả nước, các ngành chức năng tỉnh đã thực hiện các giải pháp đồng bộ, phòng chống dịch cúm gia cầm ở mức cao nhất.

{keywords}
 Ảnh Văn Hùng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên, theo việc chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được ngành nông nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người chăn nuôi, trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, không được chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh.

{keywords}
 
{keywords}
 


Ngày 9/2/2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 230/SNN-TT&CN về việc tăng cường triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người trên địa bàn tỉnh.Tổ chức tiêm phòng đại trà cho đàn gia cầm, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, chủ trang trại và các cơ sở chế biến gia cầm tăng cường tiêu độc, khử trùng và tổng vệ sinh chuồng chăn nuôi. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, nhập lậu vào địa bàn để tiêu thụ, không có kiểm dịch của cơ quan chức năng.

UBND các huyện, Thành phố tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo nội dung Kế hoạch số 2624/KH-UBND ngày 29/7/2019 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn giai đoạn 2019 - 2025.

{keywords}
 

Tổ chức tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng có nguy cơ cao tại các huyện, Thành phố để tiêu diệt các loại mầm bệnh… Cùng với tiêm vaccine, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng, các cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ về tác hại của dịch cúm gia cầm, qua đó chủ động phòng, chống dịch bệnh…

Huyện Trùng Khánh hiện có tổng đàn gia cầm hơn 270.000 con.

Sau khi nhận được chỉ thị của UBND tỉnh, Huyện đã ban hành kế hoạch đến các xã, thị trấn, phân vùng nguy cơ đối với các địa phương để xây dựng các biện pháp và bố trí nguồn lực tổ chức hoạt động kiểm soát, tiêm phòng vaccine phòng bệnh phù hợp với đặc điểm dịch bệnh và tình hình thực tế ở cơ sở.

Phối hợp tiến hành kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc vào tiêu thụ tại địa bàn huyện.

Gia trại của gia đình anh Phạm Văn Duyệt, xóm Bài Siêng, xã Phong Châu nuôi gần 600 con gà, những ngày này, anh thường xuyên theo dõi thông tin về diễn biến tình hình dịch bệnh. Để bảo vệ đàn gà, ngoài việc tiêm phòng định kỳ theo hướng dẫn của cán bộ thú y xã, anh thường xuyên rắc vôi bột, vệ sinh chuồng chăn nuôi sạch sẽ. Đặc biệt, trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, gia đình anh bật hệ thống lò sưởi để chuồng nuôi luôn đủ ấm, bổ sung thêm thức ăn dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho đàn gia cầm.

Lê Na -  Ảnh Văn Hùng