Mặc dù nằm ở trung tâm Thành phố Hà Tĩnh, nhưng cơ sở vật chất của Trường Tiểu học Trần Phú đang xuống cấp trầm trọng.

 Học sinh thiếu phòng học trong khi 14 phòng học của trường phải đóng cửa, các lớp học được ngăn ra bởi một tấm phên mỏng, hoặc học ở nhà ăn bán trú.

Lấy nhà ăn làm phòng học

Trưởng tiểu học Trần Phú (TP. Hà Tĩnh) được xây dựng từ năm 1995. Hiện có 730 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Tuy nhiên, toàn trường chỉ có 12 phòng học đang sử dụng được, còn lại 14 phòng học bị đóng cửa bởi xuống cấp, hỏng hóc nghiêm trọng.

{keywords}
Học sinh Trường tiểu học Trần Phú

Có những phòng học ngăn nhau bởi tấm phên mỏng, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Nhiều phụ huynh tỏ ra rất bức xúc.

“Tôi thật sự không hiểu nổi vì sao một trường học ở trung tâm thành phố mà để xuống cấp như vậy. Học sinh không có chỗ học, phải học thay ca. Đặc biệt, lớp học mà ngăn cách nhau bởi tấm phên, lớp bên này học môn âm nhạc, lớp bên kia học toán thì ồn ào sao mà học được? Tôi thật sự lo lắng về chất lượng học tập của con mình” - Chị H.N. phụ huynh phản ứng.

Đối với 14 phòng học có nguy cơ sập, rạn nứt, nhà trường đã rào các lớp học này lại bằng những tấm lưới thép đề phòng sự cố ngoài ý muốn.

Tại các phòng học này, trần nhà và hành lang bong tróc từng mảng lớn, hệ thống cột chịu lực đã hư hỏng nặng, nứt nẻ không đảm bảo an toàn cho việc dạy học.

{keywords}
 Mặc dù nằm ở trung tâm nhưng trường đã xuống cấp trầm trọng

Cô Nguyễn Thị Hoa, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú cho biết: “Hơn 20 năm rồi nên hệ thống phòng học bị xuống cấp. Nhà trường đã tận dụng nhà ăn bán trú và một số phòng chức năng để bố trí, sắp xếp phòng học cho 20 lớp, và phải học 2 ca - buổi sáng khối lớp 3, 4, 5 và buổi chiều khối lớp 1, 2”.

Năm nào cũng đóng tiền xây dựng trường

Được biết, những năm về trước, khi học sinh đang ngồi học có tình trạng vữa xi măng trên trần nhà rơi xuống, khiến cô trò hoang mang lo lắng.

Phòng học lớp 3A và lớp 3B được ngăn cách bởi tấm phên mỏng. Em Đặng Ngọc L. học sinh lớp 3A cho biết: “Lớp học bọn em rất ồn ào, em cũng thấy khó chịu”.

Trong khi đó, một phụ huynh thông tin “Năm nào chúng tôi cũng đóng tiền xây dựng trường, trung bình mỗi năm nhà trường thu về hơn 400 triệu đồng, thì thử hỏi số tiền đó dùng để làm gì?”.

{keywords}
Tường nứt toác, vỡ

Lý giải về điều này, cô Hoa cho biết nhà trường sẽ khắc phục điều này. “Sắp tới chúng tôi sẽ cho xử lý bằng tấm cách âm để đảm bảo quá trình học tập của các em”.

“Năm nay chúng tôi thu mỗi em 600 nghìn đồng tiền xây dựng, chủ yếu là để tu bổ khu vực phía ngoài, bổ sung thiết bị dạy học cho giáo viên, ví dụ như ti vi để kết nối…

{keywords}

Hiện trường đã gửi tờ trình lên UBTP về việc xin hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng công trình nhà học 3 tầng, 18 phòng để phục vụ công tác dạy học. Hy vọng trường sớm được xây dựng để đảm bảo chất lượng dạy và học của cô trò” – cô Hoa nói.

Thiện Lương