Theo Reuters, tháng lễ Ramadan năm nay bắt đầu vào 24/4 song các thánh đường Hồi giáo hầu như vắng người cầu nguyện vì cuộc khủng hoảng do virus corona gây ra buộc nhà chức trách phải áp dụng các biện pháp hạn chế chưa từng có.

Trong tháng Ramadan, khoảng 1,8 tỷ người Hồi giáo trên toàn cầu thường không ăn, uống, hút thuốc và sinh hoạt tình dục từ mặt trời mọc tới mặt trời lặn, họ tới các thánh đường để cầu nguyện. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm các ưu tiên của cộng đồng Hồi giáo thay đổi, việc tụ tập đông người để cầu nguyện bị hạn chế.

Trong một sự kiện hiếm khi xảy ra trong lịch sử Hồi giáo 1.400 năm, đại thánh đường Mecca và thánh đường nhà tiên tri ở Medina – hai địa điểm linh thiêng nhất của Hồi giáo, đóng cửa. Những người cầu nguyện bên trong thánh đường ở Mecca vào tối đầu tiên của tháng lễ Ramadan bị giới hạn, chỉ có các giáo sĩ, nhân viên an ninh và người quét dọn.

 

{keywords}
Đại thánh đường Mecca vốn chật kín người cầu nguyện nhưng năm nay chỉ có vài giáo sĩ, nhân viên an ninh và người quét dọn (Ảnh Reuters)
{keywords}
Đại thánh đường Mecca ở Ảrập Xêút hoang vắng trong tháng lễ Ramadan (Ảnh Reuters)
{keywords}
Đại thánh đường Isitqlad ở Jakarta, Indonesia vắng bóng người do các hạn chế trong thời đại dịch Covid-19 (Ảnh Reuters)
{keywords}
Thánh đường Al Aqsa tại Jerusalem, Israel đóng cửa để ngăn chặn virus corona lây lan. (Ảnh AP)
{keywords}
Chỉ có một người đàn ông đang lau dọn bên trong khuôn viên Thánh đường Ngôi sao tại Dhaka, Bangladesh (Ảnh AP)
{keywords}
Thánh đường Jama Masjid tại New Delhi, Ấn Độ hoang vắng trong tháng lễ do Ấn Độ đang trong tình trạng phong toả toàn quốc. Ảnh chụp ngày 25/4 (Ảnh Reuters)
{keywords}
Cảnh hoang vắng hiếm gặp tại thánh đường Hồi giáo trong tháng Ramadan (Ảnh Reuters)
{keywords}
Cảnh vắng lặng hiếm có bên trong giáo đường lớn tại Mecca (Ảnh Reuters)
{keywords}
Một người Hồi giáo đi cầu nguyện tại thánh đường ở Kathmandu, Nepal (Ảnh BBC)
{keywords}
Cảnh vắng lặng tại một giáo đường Hồi giáo ở Bangkok, Thái Lan (Ảnh NY Times)

Hoài Linh