{keywords}
 

Theo giới phân tích và lãnh đạo ngành, có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, trong đó có việc Huawei thu mua số lượng lớn, cháy nhà máy chip tại Nhật Bản, phong tỏa do Covid-19 tại Đông Nam Á, đình công tại Pháp. Tuy nhiên, điều căn bản hơn là do các nhà sản xuất chip 8 inch của châu Á chưa được đầu tư đúng mức, khiến việc tăng sản lượng trở nên khó khăn hơn do nhu cầu điện thoại 5G, laptop, xe hơi tăng nhanh hơn dự kiến.

CEO Sand and Wave Donny Zhang cho biết, toàn ngành điện tử đang bị thiếu hụt linh kiện. Công ty của ông bị trì hoãn việc thu mua chip microcontroller, linh kiện quan trọng trong tai nghe thông minh. Kế hoạch ban đầu của họ là hoàn thiện sản phẩm trong một tháng nhưng dường như họ sẽ cần tới hai tháng.

Một nguồn tin tại nhà cung ứng linh kiện điện tử Nhật Bản tiết lộ, họ bị thiếu chip Wi-Fi, Bluetooth và thời gian trì hoãn dự kiến kéo dài hơn 10 tuần.

Nhu cầu nhảy vọt

Nhu cầu người dùng tại Trung Quốc, đặc biệt là xe hơi, đã phục hồi nhanh bất ngờ từ khủng hoảng Covid-19. Đơn hàng các sản phẩm như laptop, điện thoại di động tại các nước đang vật lộn với dịch bệnh như châu Âu, Mỹ cũng tăng.

Theo nhà phân tích Kevin Anderson, do tất cả sản phẩm này đều cạnh tranh cùng một nguồn cung, linh kiện đang thiếu hụt trong mọi lĩnh vực và rõ nhất vào thời điểm hiện nay. Nhà sản xuất chip xe hơi Hà Lan NXP Semiconductors thông báo với khách hàng họ phải tăng giá mọi sản phẩm vì chi phí nguyên liệu tăng mạnh và chip thiếu trầm trọng.

CEO NXP Kurt Sievers nhận định việc kinh doanh quay lại nhanh hơn nhiều so với ông dự đoán. Nhiều khách hàng đặt hàng quá muộn nên công ty không thể cung cấp tại một số địa điểm.

Một số yếu tố khác dẫn tới thiếu chip là gã khổng lồ Huawei dự trữ số lượng lớn ngay trước thời điểm lệnh cấm vận của Mỹ có hiệu lực vào giữa tháng 9. Không chỉ có vậy, các đối thủ của Huawei như Xiaomi cũng muốn giành thị phần bằng cách tăng đơn hàng linh kiện.

Các hãng điện tử như Panasonic, Yahamaha cảnh báo một số loại chip khan hàng làm chậm việc sản xuất thiết bị âm thanh, camera sau vụ cháy lớn tại nhà máy của Asahi Kasei Microdevices hồi tháng 10. Lo lắng càng thêm chồng chất vì các vụ biểu tình tại nhà sản xuất chip STMicroelectronics của Pháp. Đình công được cho là khiến sản lượng giảm 8%.

Công suất tối đa

Nhu cầu tăng vọt đồng nghĩa với các nhà máy 8 inch, vốn sản xuất chip cũ và kém phức tạp, bị đặt vào tình thế căng thẳng. Theo một nguồn tin trong ngành bán dẫn châu Âu, dường như TSMC và GlobalFoundries, hai nhà sản xuất chip lớn, gần đạt tới giới hạn.

TSMC từ chối bình luận nhưng Chủ tịch công ty tuần này bình luận tình hình khá “căng”. Người phát ngôn của GlobalFoundries cho biết, đang đầu tư tăng năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu chưa có tiền lệ. Doanh nghiệp này có kế hoạch tăng gấp đôi chi tiêu vốn trung bình hàng năm vào năm tới để mở rộng năng lực.

Trong khi đó, quan chức tại công ty chip DB Hitek của Hàn Quốc – nơi sản xuất chip cho máy tính bảng Apple – chia sẻ các nhà máy 8 inch sẽ hoạt động hết công suất ít nhất trong 6 tháng tới và nguồn cung dự kiến còn căng thẳng đến nửa sau năm 2021.

Việc Mỹ ngăn cản nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, SMIC, tiếp cận nguồn nguyên liệu thô và thiết bị xuất xứ Mỹ, làm cho việc khan chip trầm trọng hơn.  Trong các tuyên bố gần đây, DB Hitek, UMC, SMIC đều xác nhận nhà máy của họ chạy hết tốc lực trong quý ba.

Du Lam (Theo Reuters)

Huawei hoàn thành xây dựng nhà máy sản xuất chipset đầu tiên

Huawei hoàn thành xây dựng nhà máy sản xuất chipset đầu tiên

Theo nguồn tin, nhà máy sản xuất chipset nội địa đầu tiên của Huawei giai đoạn II đã hoàn thành xây dựng với diện tích lên tới 208.900 mét vuông.