- Nhiều thí sinh chưa cân nhắc kỹ đã chiều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, dẫn tới mất tới mất oan 2-3 điểm khi đăng ký xét tuyển hoặc đăng ký nhầm ngành.
Ông Nguyễn Minh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết, trong những ngày qua trường ghi nhận nhiều thí sinh vội vàng điều chỉnh nguyện vọng dẫn đến mất oan điểm.
Cụ thể đăng ký vào ngành xét tuyển nhiều tổ hợp nhưng thí sinh không biết lựa chọn tổ hợp môn có điểm cao mà lựa chọn tổ hợp môn có điểm thấp để đăng ký.
“Một thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường theo nhóm khối D có nhiều tổ hợp. Thế nhưng khi điều chỉnh nguyện vọng lại chỉnh tổ hợp môn đạt điểm cao thành tổ hợp có điểm thấp hơn. Khi phát hiện ra nhầm lẫn thì đã gửi phiếu điều chỉnh nguyện vọng đi rồi và không có còn cơ hội để chỉnh lại vì quy chế chỉ được phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng một lần. Trong trường hợp này do tổ hợp có môn chính nhân đôi, nếu chọn đúng tổ hợp thì điểm của thí sinh này có thể đạt tới 28-29 điểm, tuy nhiên em lại đăng ký tổ hợp khác nên chỉ còn 25 điểm, nên mất tận 3 điểm”- ông Hà cho biết.
Phụ huynh thắc mắc điều chỉnh nguyện vọng tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng |
Cũng theo ông Hà, trường cũng nhận được nhiều cuộc gọi của thí sinh thắc mắc đã thao tác sai khi đăng ký trực tuyến nên rất hoang mang. Bên cạnh đó, nhiều thí sinh nghĩ cách tuyển sinh giống năm ngoái được thay đổi nhiều lần nên không đăng ký hết số nguyện vọng mà các em mong muốn để mất cơ hội vì vậy thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng dù đăng ký trực tuyến hay đăng ký bằng phiếu phải kiểm tra thật kỹ tổ hợp môn nào có điểm cao nhất thì đăng ký. Ngoài ra phải kiểm tra mã ngành, mã trường đặc biệt là ngành có nhiều tổ hợp môn. Vì mỗi tổ hợp môn sẽ mức điểm sẽ khác nhau, nếu không chọn đúng tổ hợp điểm thấp thì thí sinh bị ảnh hưởng đến kết quả đặc biệt là trong thời gian còn lại.
Ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết, trong những ngày điều chỉnh nguyện vọng đã phải chứng kiến nhiều chuyện “cười ra nước mắt” của thí sinh xuất phát từ việc chưa hiểu rõ và đọc kỹ quy chế.
Cụ thể, nhiều thí sinh phải tới trường điều chính nguyện vọng do không chọn được ngành trên hệ thống của Bộ GD-ĐT cung cấp, ngược lại một số thí sinh lại chọn ngành mà trường không có.
Nhiều thí sinh không biết có thể thay thế ngành khác vào ngành đã đăng ký nên chỉ thay đổi thứ tự ngành đã đăng ký mà không thay đổi ngành mình yêu thích.
Các em cũng không dám đăng ký thêm ngành vì nghĩ không được nên mất cơ hội đăng ký vào những ngành phù hợp.
Nhiều phụ huynh, thí sinh gọi điện đến đường dây nóng của trường đến lo lắng là không biết lấy gì làm bằng chứng đảm bảo cho việc thay đổi nguyện vọng trực tuyến nên quyết định đăng ký bằng phiếu cho chắc.
Có nhiều thí sinh đăng ký trực tuyến tại trường chứ không thay đổi trên hệ thống của Bộ GD-ĐT.
Phía trường không có trực tuyến thì bị phụ huynh và học sinh phản ánh "làm khó".
Thế nhưng khi tới trường thay đổi nguyện vọng lại “đòi” nộp luôn phiếu điểm để đi học vì nghĩ rằng điểm “sàn” là điểm trúng tuyển.
Thậm chí có phụ huynh học sinh ở tỉnh nhưng lại tới tận trường đòi đổi nguyện vọng bắng phiếu mà không biết phải về nơi đăng ký dự thi để đăng ký.
Đặc biệt, nhiều em có mức điểm không quá cao đã nhắm khả năng đăng ký xuống cả bậc cao đẳng nhưng lại không nắm rõ cách thức đăng ký xét cao đẳng năm nay như thế nào mà cứ đổ xô vào đăng ký”- ông Sơn kể.
Cũng theo ông Sơn, mỗi ngày trường nhận được hơn 700 câu hỏi của thí sinh liên quan đến các vấn đề như ngành nghề, tổ hợp xét tuyển, cách thức điều chỉnh nguyện vọng... do chưa hiểu kỹ. Nhiều thí sinh gửi phiếu trực tuyến đi rồi gọi tới trường khóc nức nở vì muốn điều chỉnh lại.
(Ảnh Lê Văn) |
Ông Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thì cho biết, để giải đáp thắc mắc cho thí sinh, trường đã phải dùng bốn đường dây nóng. Cac câu hỏi của thí sinh chủ yếu là điều chỉnh nguyện vọng như thế nào, điểm chuẩn thế nào, tổ hợp này có được hay không
“Chúng tôi đã khuyên thí sinh phải thật sự cân nhắc khi điều chỉnh nguyện vọng thế nhưng vẫn có nhiều em vội vàng. Việc thí sinh mất điểm khi điều chỉnh nguyện vọng là do chưa có trách nhiệm với chính điểm thi của mình nên không biết lựa chọn tổ hợp có tổng số điểm nhất để đăng ký xét tuyển vào ngành có nhiều tổ hợp xét tuyển”- ông Đương cho biết.
Còn ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM thì cho biết, nhiều thí sinh chưa hiểu cách thức xét tuyển năm nay nên vẫn đến trường để điều chỉnh nguyện vọng thay vì điều chỉnh trực tuyến hoặc điều chỉnh bằng phiếu tại các địa phương các em đã nộp hồ sơ.
Vì vậy, phía nhà trường phải hướng dẫn các em về điều chỉnh trực tuyến hoặc đến nơi nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh cho phù hợp.
“Một thí sinh ở miền Trung gọi tới trường hỏi muốn điều chỉnh lại thứ tự ưu tiên các ngành có được không, vì em đăng ký nguyện vọng vào trường nhưng lại để ưu tiên một là chương trình liên kết quốc tế có học phí cao hơn chương trình đại trà. Trong khi đó điểm thi của em có thể vào học chương trình đài trà nhưng lại để ưu tiên sau. Chúng tôi rất tiếc cho em vì bất cẩn và vội vàng nhưng quy chế phải thực hiện. Chúng tôi chỉ băn khoăn là em ở vùng nghèo khó, đủ điểm học một chương trình có mức phú thấp hơn nhưng lại phải học ở chương trình có mức phí cao”- ông Lý cho biết.
Ông Lý đưa ra lời khuyên việc điều chỉnh nguyện vọng năm nay khác hai năm trước, dù ngày cuối cùng điều chỉnh trực tuyến nhưng thí sinh nên bình tĩnh, tự tin với lựa chọn của mình.
Khác với năm 2015 thí sinh và các trường không biết chi tiết số lượng đăng ký xét tuyển vào các ngành, do đó thí sinh cần căn cứ vào điểm sàn của trường và điểm chuẩn các năm trước để có lựa chọn của mình.
Đặc biệt, có nhiều thí sinh với tâm lý để ngày cuối cùng với hy vọng có thêm thông tin điều chỉnh cần hết sức thận trọng, điều chỉnh đúng quy chế, tránh sai sót không đáng do mình tạo ra.
Lê Huyền