Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) vừa phát cảnh báo về lỗ hổng báo mật trên hệ quản trị nội dung Drupal.

Theo VNCERT, hệ thống quản trị nội dung Drupal (Drupal CMS) mã nguồn mở hiện là một trong các hệ quản trị nội dung được sử dụng khá phổ biến để xây dựng các Trang/Cổng thông tin điện tử, ứng dụng web (gọi chung là website) cho các cơ quan, đơn vị, với các ưu điểm là đơn giản, linh hoạt hỗ trợ nhiều loại cơ sở dữ liệu như MySQL, PostgreSQL, SQLite, MS SQL Server, Oracle và có thể mở rộng để hỗ trợ các cơ sở dữ liệu NoSQL.

Chỉ riêng từ cuối tháng 3/2018 đến nay Drupal đã bộc lộ 2 lỗ hổng bảo mật có mức độ nguy hiểm cao ở mức nghiêm trọng cần được theo dõi, xử lý khẩn cấp.

{keywords}
VNCERT cảnh báo lỗ hổng an toàn thông tin hệ quản trị nội dung Drupal

Qua công tác hỗ trợ một số đơn vị khắc phục sự cố do Drupal vừa qua, VNCERT nhận thấy, thực tế website do đối tác bên ngoài xây dựng không bàn giao đầy đủ nên đơn vị vận hành website, thậm chí cả cán bộ kỹ thuật chủ chốt không biết rõ Trang/Cổng thông tin điện tử được phát triển trên nền tảng Drupal.

Điều này dẫn đến tình trạng chủ quan, bỏ qua lỗ hổng bảo mật đã được cảnh báo, có thể bị tấn công gây mất an toàn thông tin.

Lỗ hổng Drupal nguy hiểm mức nào

Hai lỗ hổng được VNCERT liệt kê ở mức độ nghiêm trọng là: Lỗ hổng Drupal cho phép thực thi các lệnh điều khiển từ xa trái phép (Remote Code Execution) và Lỗ hổng tấn công kịch bản liên trang (Cross Site Scriptting).

Remote Code Execution (Mã lỗi quốc tế: CVE-2018-7600 hoặc SA-CORE-2018-002) cho phép tin tặc tấn công từ xa, tải tệp tin trái phép, thay đổi giao diện v.v.., lỗ hổng tồn tại trên nhiều phiên bản khác nhau của Drupal.

Hiện nay ảnh hưởng trên diện rộng đã có một số hacker khai thác lỗ hổng Drupal để phục vụ đào tiền ảo.

Khi khai thác thành công, tin tặc sẽ dễ dàng cài đặt các phần mềm mã độc, phần mềm khai thác, phần mềm điều khiển trái phép toàn quyền điều khiển hệ thống.

Kỹ thuật khai thác rất dễ thực hiện, không yêu cầu bất cứ điều kiện gì kèm thêm. Không yêu cầu quyền truy cập hệ thống. Tin tặc có thể sửa và xóa dữ liệu.

Máy tính bị khai thác có thể trở thành bàn đạp khai thác các máy tính khác trong cùng vùng mạng.

Cross Site Scriptting (Mã lỗi quốc tế là SA-CORE-2018-003) cho phép tin tặc thực thi các XSS thông qua CKEditor khi có sử dụng Plugin Image2 (Plugin này cũng được sử dụng trong phiên bản Drupal 8).

VNCERT đề nghị các cơ quan, tổ chức quan tâm kiểm tra để phát hiện triệt để các website có sử dụng Drupal.

Drupal đã cung cấp khá đầy đủ các bản vá và xử lý lỗi cho các lỗ hổng, quản trị hệ thống xem xét xử lý theo hướng dẫn từ Drupal.

Cần thử nghiệm và nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện các biện pháp cập nhật cho các hệ thống lớn, yêu cầu tính sẵn sàng cao để hạn chế rủi ro. Do Drupal là phần mềm mã nguồn mở nên việc hỗ trợ từ cộng đồng và nhà sản xuất còn hạn chế.

H.N.

Giỡn mặt với giám đốc CIA, tin tặc trẻ lĩnh án 2 năm tù

Giỡn mặt với giám đốc CIA, tin tặc trẻ lĩnh án 2 năm tù

Một tin tặc người Anh vừa bị kết án 2 năm tù sau khi xâm nhập vào tài khoản trực tuyến của hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ Mỹ.

Phát hiện phần mềm độc hại tấn công smartphone thông qua DNS

Phát hiện phần mềm độc hại tấn công smartphone thông qua DNS

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện phần mềm độc hại mới trên Android tấn công vào smartphone tại châu Á thông qua DNS, mang tên Roaming Mantis.

Lỗ hổng giúp hacker "thọc" vào iPhone đơn giản tới không ngờ

Lỗ hổng giúp hacker "thọc" vào iPhone đơn giản tới không ngờ

Hãng bảo mật Symantec của Mỹ vừa phát hiện lỗ hổng cho phép kẻ xấu có thể tiếp cận dữ liệu trên iPhone bằng cách kết nối điện thoại với laptop.