Rất lâu trước thời đại của điện thoại di động, Albert Einstein, một trong các bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại thế kỷ 20, từng tuyên bố: "Tôi sợ một ngày nào đó, công nghệ sẽ lấn át sự tương tác của con người chúng ta. Thế giới sẽ có một thế hệ những kẻ ngốc".
Một số nhà sử học từng phản bác quan điểm trên của Einstein, nhưng những gì đang diễn ra hiện nay dường như cho thấy phỏng đoán của nhà khoa học lỗi lạc có thể đang thành hiện thực.
Hãy nhìn ra xung quanh bạn! Ở bất kỳ đâu, bất cứ khi đang làm gì, người ta cũng dán chặt mắt vào điện thoại của họ như những bức ảnh dưới đây:
Cuộc khảo sát do một công ty marketing số hóa phát hiện, chỉ tính riêng ở Anh, một người trung bình dùng smartphone tới 221 lần/ngày, để nhắn tin, xử lý thư điện tử và sử dụng các dạng truyền thông xã hội.
Thông thường, mọi người bắt đầu dùng máy từ 7h31 sáng và đến tận 23h21 tối mới ngưng chạm vào chiếc điện thoại di động của họ.
Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng, tới 70% chúng ta trông cậy vào chiếc điện thoại của họ khi một mình trong đám đông, khiến bản thân họ trông bận rộn hơn. 60% số người được hỏi thú nhận đã nhắn tin cho một người bạn ở cùng tòa nhà, thay vì đi bộ vài chục mét để gặp gỡ họ.
Theo các nhà nghiên cứu, 2/3 người trong chúng ta phát hiện bản thân giống như thây ma sống, sử dụng smartphone của mình như một phản xạ mà thực sự không biết lí do tại sao.
Nếu phải tách rời điện thoại di động, 80% mọi người có cảm giác bị mất mát hay đi lạc đường.
Với trung bình 3,5 tiếng đồng hồ mỗi ngày dán chặt vào điện thoại, khoảng thời gian này chúng ta gần như mù tịt về thế giới xung quanh. Hậu quả cuối cùng có thể là sự vô nhân đạo.
"Chúng ta đang ngày càng ít giao tiếp mặt đối mặt hơn. Nếu chúng ta không trò chuyện với nhau, sẽ rất khó để tạo lập sự cảm thông", nhà khoa học đáng kính Baroness Susan Greenfield, tác giả cuốn "Mind Change", nhấn mạnh.
Tuấn Anh (Theo Daily Mail)