Làm rõ người đứng sau vụ đổ dầu thải vào nước sông Đà

Sau sự cố nước sông Đà nhiễm dầu thải vừa qua cũng như việc có nhà máy nước chưa đủ điều kiện nghiệm thu đã bán thương mại, lo ngại dấy lên về quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng và sự an toàn của nước sạch.

Phó trưởng Ban Dân nguyện QH Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ: Vụ nước sông Đà nhiễm dầu đã làm thức tỉnh chúng ta, vụ cháy nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông cũng làm thức tỉnh chúng ta. Thủy hỏa đạo tặc cộng với nhau cùng thức tỉnh cả xã hội. Đây là vấn đề vô cùng lớn, quan trọng và bản chất của nó là vấn đề an ninh.

{keywords}
Phó trưởng Ban Dân nguyện QH Lưu Bình Nhưỡng

"Chính quyền không bao giờ được thoái thác, phải thông tin đến người dân kịp thời, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề đó”, ông Nhưỡng nói.

ĐB Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình nhận định: Hai sự cố trên rất đáng tiếc, nó không mang lại lợi ích cho DN, người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan chức năng. Sự cố nước sông Đà nằm ngoài ý muốn của DN và người dân, sai phạm này là hết sức nghiêm trọng, trước hết thuộc về kẻ vi phạm.

{keywords}
Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương

Các cơ quan chức năng cần vào cuộc để xử lý, truy tố đối với đối tượng vi phạm, vào cuộc điều tra để xác định nguyên nhân gây ra sự việc là vô ý thức, vô ý hay cố ý. Đặc biệt điều tra làm rõ có hay không việc này có mục đích làm cho DN nước sông Đà mất đi niềm tin của người dân, để các DN khác có cơ hội tranh thủ thực hiện lợi ích của mình. Hay DN khác lấy lợi thế để thu lợi nhuận về DN mình, bản thân tội phạm phải làm rõ có ai xúi giục hay không, mục đích vi phạm này là làm thuê hay không làm thuê, và ai là người đứng sau.

Nước sông Đuống chưa nghiệm thu đã bán là sai phạm

ĐB Nguyễn Ngọc Phương nhận định: Việc nhà máy nước chưa đủ điều kiện nghiệm thu nhưng đã bán thương mại là sai phạm hết sức nghiêm trọng, cần dừng ngay việc bán nước để thanh tra xử lý vi phạm. DN tự ý hay cơ quan quản lý làm ngơ thì chắc chắn có biểu hiện của chạy chọt, vì lợi ích.

Việc nhà máy nước chưa đủ điều kiện nghiệm thu nhưng đã bán thương mại là sai phạm hết sức nghiêm trọng, cần dừng ngay việc bán nước để thanh tra xử lý vi phạm.

DN tự ý hay cơ quan quản lý cho phép thì phải xem xét việc có biểu hiện của chạy chọt, vì lợi ích. Nếu quy trình nước sạch chưa được kiểm soát, chưa có giấy phép và chưa được các cơ quan chức năng cho phép bán vậy vì nguyên nhân nào, cơ sở nào để thực hiện việc bán nước này - ông Phương phân tích.

Ông Nhưỡng nhận định: "Theo tôi, hiện đang có cuộc chiến về thị trường nước. Đây là cuộc chiến lớn có liên quan tới lợi nhuận và lợi ích, đặc biệt là lợi ích nhóm".

{keywords}
Hội thảo "Quản lý thị trường nước sạch - nhìn từ vụ nhiễm dầu" do báo Đại biểu nhân dân tổ chức

Theo phân tích của ông, có 2 cách thực hiện, 1 loại là dừng hợp đồng mua bán nước và bắt chia sẻ với DN khác. Loại thứ 2 là chặn đầu vào, không cho bán nước thô mà không bán nước thô thì lấy cái gì để sản xuất?

"Tôi cho rằng phải nghiên cứu, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng lợi ích nhóm, nó không chỉ làm hại DN mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Đấy là điều rất tệ hại trong nền kinh tế thị trường", ĐB Nhưỡng trăn trở.

Theo ĐB Phùng Văn Hùng, ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế QH khi xảy ra sự cố, chúng ta nhận ra rằng quy trình kiểm tra giám sát, trách nhiệm cơ quan nhà nước và tổ chức doanh nghiệp sản xuất nước sạch chưa được xác định rõ ràng. Nước sạch là tài nguyên ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức khỏe người dân, là lĩnh vực được đầu tư có điều kiện. Để xảy ra vụ việc trên chúng ta thấy rằng có một lỗ hổng pháp lý lớn, phải được khắc phục để bảo đảm quyền lợi cho người dân.

{keywords}
ĐB Phùng Văn Hùng, ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế QH

"Nhà máy cung cấp nước chưa đủ điều kiện của Cục Giám định chất lượng nhà nước nhưng đã đưa vào sử dụng, cung cấp cho người dân thì đây là vi phạm pháp luật. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm của các cơ quan ở đâu khi gây nên sự lo lắng rất lớn cho người dân như vậy?" - ông Hùng nêu.

Trước đó, trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Trần Chủng - nguyên Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) khẳng định, nhà máy nước sông Đuống chưa đủ điều kiện nghiệm thu đã đưa vào khai thác sử dụng thì đương nhiên vi phạm, là vi phạm lớn.

Đồng quan điểm, theo LS Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc công ty Luật Hợp Danh - Thiên Thanh, đối với công trình nhà máy nước mặt sông Đuống là do Bộ Xây dựng và cụ thể là Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về chất lượng công trình kiểm tra về công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và đánh giá kết quả nghiệm thu. Luật đã quy định công trình chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu. Nhưng chủ đầu tư vẫn đưa nhà máy vào khai thác, sử dụng, bán nước cho dân thì rõ ràng là vi phạm quy định, coi thường pháp luật.

“Từ quy trình nghiệm thu để đưa công trình vào khai thác sử dụng, đến việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch phục vụ người dân đều được quy định, điều kiện rất cụ thể. Nhà máy nước sông Đuống đã phát nước phục vụ người dân Thủ đô từ tháng 10/2018 nhưng đến nay Cục Giám định vẫn chưa có văn bản cuối cùng chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư. Tại sao Hà Nội vẫn quyết dùng nước từ nhà máy chưa đủ điều kiện nghiệm thu?” - ông đặt vấn đề. 

Giá nước sông Đuống đắt gấp đôi: Vạn dân Hà Nội gánh nước giá đắt

Giá nước sông Đuống đắt gấp đôi: Vạn dân Hà Nội gánh nước giá đắt

Giá nước sạch của nhà máy nước sạch sông Đuống cao gần gấp đôi so với giá bán của nước sạch sông Đà. Điều này khiến người dân có nguy cơ mua nước giá đắt thời gian tới.

Thái Bình