Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, các quy định mới có hiệu lực từ ngày 29/6 đã tăng yêu cầu đối với các nhà xuất khẩu Mỹ muốn xin cấp phép cho hàng hóa phục vụ các mục đích quân sự, kể cả phát triển vũ khí, máy bay quân sự hoặc hoạt động do thám.
Sau khi mở rộng các giới hạn do Bộ Thương mại Mỹ ban hành lần đầu tiên vào tháng 4, Washington hiện còn cấm xuất khẩu những mặt hàng, công nghệ nhạy cảm cho bất kỳ thực thể nào có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Mặc dù các quy định giới hạn tồn tại từ hơn một thập kỷ qua cũng được áp dụng với cả Nga và Venezuela nhưng động thái mới cho thấy, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm mọi khía cạnh để ứng phó tổng lực với Trung Quốc, bắt đầu từ thương mại và hiện là nhiều mặt trận khác, tập trung vào kiểm soát các tham vọng công nghệ của Bắc Kinh.
Giới quan sát cho biết, trong vài năm trở lại đây, Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho triển khai hàng loạt quy định giới hạn việc chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc. Washington cũng xét duyệt các thương vụ thâu tóm công nghệ của Trung Quốc nghiêm ngặt hơn và đưa thêm nhiều doanh nghiệp, cá nhân ở đại lục vào "danh sách đen" cấm hợp tác, với lí do quan ngại an ninh quốc gia.
George Grammas, luật sư về thương mại quốc tế thuộc hãng luật Squire Patton Boggs ở Washington nhận định, đây mới chỉ là bước khởi đầu và Chính phủ Mỹ sẽ ban hành thêm nhiều quy định giới hạn xuất khẩu, kinh doanh giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng song phương tiếp tục leo thang.
Tuấn Anh
Quan hệ Mỹ - Trung có thể sa lầy đến mức nào?
Các diễn biến mới đang gia tăng những lo ngại ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương rằng, Mỹ và Trung Quốc có thể tiến đến giai đoạn cắt đứt hoàn toàn quan hệ và thậm chí xung đột toàn diện trong vòng vài tháng tới.
Quan hệ Mỹ - Trung lao đáy và những hậu quả tiềm tàng
Chính quyền Tổng thống Donald Trump gia tăng đối đầu với Bắc Kinh trong tuần qua, ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston với lý do liên quan gián điệp kinh tế.