Vùng biển Hoa Đông lại nổi sóng. Theo hãng Kyodo, sáng sớm nay (9/6), các tàu chiến của Trung Quốc và Nga lần đầu tiên cùng lúc xuất hiện, đối đầu với chiến hạm của Nhật ở vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

{keywords}

Tàu hộ vệ tên lửa 525 của Trung Quốc đi vào vùng biển gần Điếu Ngư-Senkaku sáng 9-6

 

Thủ tướng Shintaro Abe đã ra chỉ thị khẩn cấp, đồng thời cho triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Nhật Trình Vĩnh Hoa đến ngay trong đêm để phản kháng.

Cục Phòng vệ Nhật cho biết, sớm nay 1 tàu hộ vệ tên lửa kiểu 054 của Trung Quốc thuộc Hạm đội Đông Hải đã xâm nhập vùng biển Nhật Bản ở gần đảo Kubashima trong quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. 3 chiến hạm của Nga trong đó có một tàu chống ngầm lớp Udaloy cũng có mặt ở gần đó. Nhật Bản đang tiến hành điều tra về hoạt động liên quan của hải quân hai nước này.

Hãng Tin tức Nhật Bản nói rõ thêm: chiếc tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc xâm nhập vùng biển Nhật Bản lúc 0h50’; 3 tàu của Nga thì vào vùng biển gần đảo Kuba-shima lúc 21h50’ tối 8/6. Đến 3h10’ sáng 9/6 thì tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực này sau khi 3 tàu Nga cũng rời đi trước đó 5 phút.

{keywords}

Một trong 3 tàu Nga đi vào vùng biển Điếu Ngư-Senkaku sáng 9.6

 

Hải quân Nhật đã huy động tàu hộ vệ tên lửa Asagiri (DD-156) đến bám sát theo dõi mọi hoạt động của các tàu Nga, Trung. Cục Phòng vệ Nhật cho biết đây là lần đầu tiên tàu chiến Trung Quốc cũng như Nga đi vào vùng biển 12 hải lý gần Senkaku mà Nhật tuyên bố chủ quyền.

Việc tàu chiến hai nước Nga, Trung cùng lúc xuất hiện ở vùng biển gần Điếu Ngư/Senkaku khiến chính phủ Nhật rúng động. Cục Phòng vệ đã triệu tập hội nghị khẩn cấp để nghiên cứu đối sách. Trung tâm xử lý khủng hoảng của Phủ thủ tướng cũng lập ngay một phòng liên lạc thông tin để thu thập các tình báo về chiến hạm của Nga, Trung. Sáng sớm nay, sau khi nghe báo cáo tình hình, Thủ tướng Shintaro Abe đã chỉ thị 3 điểm: để đề phòng tình hình bất trắc xảy ra, các bộ, ngành phải phối hợp chặt chẽ, tích cực ứng phó; liên lạc, phối hợp chặt chẽ với Mỹ và các quốc gia liên quan; dốc sức cảnh giới và giám sát.

{keywords}

Chiếc hộ vệ hạm Nhật đã giám sát các tàu chiến Nga, Trung Quốc

Chính phủ Nhật nghi ngờ hạm đội Nga, Trung hoạt động suốt mấy giờ liền ở vùng biển gần Điếu Ngư/Senkaku có thể là diễn tập hành động quân sự chung đối với nhóm đảo này. Chính vì vậy, lúc 2 giờ sáng 9/6, Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu tập khản cấp đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa tới để phản kháng, yêu cầu các tàu chiến Trung Quốc lập tức rút khỏi vùng biển khu vực này.

Đáng chú ý, ngày 8/6 một biên đội tàu cảnh sát biển Trung Quốc gồm 3 chiếc 2337, 2151 và 31241 cũng đã tiến hành tuần tra ở vùng biển 12 hải lý xung quanh quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Phía Trung Quốc cho biết đây là đợt tuần tra thứ 15 ở khu vực này của tàu cảnh sát biển Trung Quốc kể từ đầu năm 2016.

Ngô Tuyết