1. Căn nhà Bá Kiến hiện nằm ở tỉnh nào?

  • Hà Nam
    0%
  • Nam Định
    0%
  • Thái Bình
    0%
  • Hải Dương
    0%
Chính xác

Ngôi nhà của Bá Kiến nằm trong khu đất rộng khoảng 900m2 tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ngôi nhà được cụ Trần Duy Hạnh, một lái buôn giàu có xây từ năm 1910. Hiện tại, ngôi nhà đã có tuổi đời hơn 100 năm.

Về sau, con cháu của cụ Trần Duy Hạnh sang nhượng ngôi nhà cho cụ chánh tổng Trần Huy Bính. Cụ Bá Bính chính là nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm của Nam Cao.

Theo chia sẻ của người trong vùng, mỗi khi gặp cha của nhà văn Nam Cao, cụ Bá Bính vẫn hay phàn nàn: “Ông có phúc sinh được đứa con viết sách chửi cả làng”.

Trái với tình tiết trong truyện, con cháu cụ Bá Bính có một số người hoạt động cách mạng, số khác đi làm ăn và thành đạt ở nhiều nơi.

2. Hiện ngôi nhà Bá Kiến thuộc quản lý của ai?

  • Con cháu cụ Bá Kiến
    0%
  • Họ hàng của nhà văn Nam Cao
    0%
  • Phòng Văn hóa Thông tin huyện Lý Nhân
    0%
  • Con cháu cụ Trần Duy Hạnh, người đã xây ngôi nhà
    0%
Chính xác

Theo chia sẻ của dân làng Đại Hoàng, sau khi mua căn nhà, cụ Bá Bính giao lại cho con trai là Binh Tảo. Sở hữu căn nhà một thời gian, Binh Tảo rao bán và cụ Cai Hậu đã mua lại ngôi nhà với giá 4.500 đồng (khoảng 20 cây vàng thời bấy giờ).

Cá nhân cuối cùng quản lý ngôi nhà là ông Trần Hữu Hòa (con cháu cụ Cai Hậu). Đến năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam quyết định mua lại ngôi nhà với giá 700 triệu đồng và giao cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Lý Nhân quản lý.

Hiện ngôi nhà Bá Kiến là một địa điểm thu hút khách du lịch tại địa phương.

3. Ngôi nhà Bá Kiến được làm chủ yếu bằng loại gỗ quý nào?

  • Gỗ lim
    0%
  • Gỗ Pơ Mu
    0%
  • Gỗ xoan đào
    0%
  • Gỗ tần bì
    0%
Chính xác

Vì kết cấu chủ yếu bằng gỗ lim nên ngôi nhà vẫn đứng vững trong hơn 100 năm và qua 7 đời chủ. Ngôi nhà thiết kế theo phong cách truyền thống tại Bắc Bộ, bao gồm 3 gian và 16 cột chống cũng làm từ gỗ lim.

Phần mái nhà lợp bằng loại ngói ta, hai đầu bờ nóc dạng mái vuông giật cấp. Nhiều chi tiết trong ngôi nhà được khắc hình rồng và chữ nho.

4. Đến thăm di tích ngôi nhà Bá Kiến, khách du lịch sẽ được thưởng thức món ăn nổi tiếng nào?

  • Mắm cáy
    0%
  • Cá kho
    0%
  • Tương bần
    0%
  • Bánh đa kê
    0%
Chính xác

Lân cận khu di tích ngôi nhà Bá Kiến có các quán bán đặc sản cá kho làng Vũ Đại. Đây là món ăn có từ rất lâu tại địa phương này.

Thông thường, người làng Đại Hoàng (Vũ Đại) chọn loại cá trắm đen đã thả ao nhiều năm, sau đó rửa sạch, cắt khúc. Bước tiếp theo, cá sẽ được ướp với nước chanh tươi, riềng, gừng và mắm cua.

Sau một ngày đem kho bằng lửa nhỏ trên bếp, miếng cá sẽ có màu vàng, mềm, đậm vị, có thể ăn cả xương.

5. Ngoài ngôi nhà Bá Kiến, di tích nào trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao cũng có thực ngoài đời?

  • Nhà Thị Nở
    0%
  • Nhà ông giáo
    0%
  • Cái lò gạch cũ
    0%
  • Nhà Tự Lãng
    0%
Chính xác

Theo ông Trần Hữu Vịnh, 70 tuổi, cháu họ của nhà văn Nam Cao, lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo cũng là chi tiết có thực.

Nhân vật Chí Phèo được Nam Cao tổng hợp từ cuộc đời của 3 con người khác nhau. Lò gách cũ kể trên là nơi ở của 1 trong 3 người này. Tuy nhiên, đến 1962, lò gạch bị dỡ bỏ do nằm sát đường lớn.