Phát biểu trên truyền hình Mỹ, lãnh đạo Indonesia thừa nhận tính nhạy cảm tại Biển Đông trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh, nhưng cho hay: "Tôi nghĩ, tại sao chúng ta không khuyến khích đối thoại để có thể đưa cả Trung Quốc vào đó nếu bạn có thể thảo luận về việc làm thế nào để duy trì trật tự và ổn định ở Biển Đông… Tôi tin chúng ta có thể tránh được căng thẳng trong khu vực".
Tổng thống Indonesia cho rằng, Trung Quốc cần được đưa vào hội đàm khu vực để đảm
bảo một
giải pháp hòa bình cho những căng thẳng về Biển Đông. Ảnh:
antzinpantz
Theo giới quan sát, quan hệ của Trung Quốc với nhiều nước láng giềng trong vài năm gần đây trở nên xấu đi vì những gì được coi là sự quả quyết ngày càng lớn của Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp hàng hải.
Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN vào năm 2002 đã nhất trí phát triển bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông, nhưng kể từ đó tới nay không có nhiều tiến triển. Trung Quốc hy vọng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp song phương thay vì hội đàm với toàn bộ ASEAN.
Trong bài phát biểu, ông Yudhoyono nhấn mạnh, ông hoan nghênh một vai trò tích cực của Mỹ ở Đông Nam Á. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, người có thời niên thiếu sống tại Indonesia, đã “tái tạo” sự chú ý mới vào khu vực phát triển kinh tế năng động này.
Mỹ cần thông qua Công ước LHQ về Luật biển
Ở một động thái khác có liên quan, vào thời điểm Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh, quả quyết hơn trong vấn đề chủ quyền tại Biển Đông, các cố vấn chính sách Mỹ cho rằng, các thành viên Dân chủ và Cộng hòa nên làm việc cùng nhau và chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài bấy lâu về việc Mỹ tham gia Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS).
UNCLOS tồn tại gần 30 năm nhưng Thượng viện Mỹ vẫn tranh cãi kịch liệt về việc nước này có nên tham gia hay không. Họ e ngại công ước sẽ hạn chế thương mại và cho phép các cơ quan quốc tế áp dụng để kiểm soát lớn hơn những lợi ích của Mỹ.
Thad W.Allen, Richard L.Armitage, và John J.Hamre trong một bài báo đã dẫn lời Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân rằng, sự phê chuẩn “hệ thống hóa các quyền hàng hải, hàng không và tự do trên biển vốn là cốt yếu cho sự triển khai linh động toàn cầu với các lực lượng vũ trang Mỹ”.
Hay nói một cách khác, UNCLOS đảm bảo tăng cường an ninh quốc gia bằng cách giúp cho Hải quân Mỹ linh hoạt hơn khi hoạt động trên biển và ở các vùng đặc quyền kinh tế và vùng lãnh hải nước ngoài.
Các cố vấn chính sách Mỹ viết: “Điều này đặc biệt quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Biển Đông, nơi căng thẳng giữa Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á gia tăng vì cách hiểu trái ngược nhau về những gì cấu thành nên lãnh hải và vùng biển quốc tế”.
Bài báo được Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) đăng tải. Bài báo cho hay, tháng 7 năm trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã được đánh giá cao khi đảm bảo với ASEAN rằng, Mỹ ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực đa phương để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Các cố vấn chính sách Mỹ kết luận: “Nhưng vị trí mạnh mẽ ấy của Mỹ cuối cùng đã bị xói mòn bởi việc không phê chuẩn công ước”.
Trước đó, Malaysia nói rằng, họ muốn các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần giải quyết bất đồng thông qua việc áp dụng UNCLOS.
Phó Thủ tướng Tan Sri Muhyiddin nói với các phóng viên ở Kuala Lumpur rằng, Malaysia không muốn vấn đề này làm tổn hại đến quan hệ giữa các nước trong khu vực. Ông nhấn mạnh: “Quan điểm của Trung Quốc là vấn đề nên được giải quyết song phương. Tôi nghĩ điều đó quan trọng, nhưng chúng ta có ASEAN nên việc thảo luận giữa các thành viên ASEAN cũng rất quan trọng”.
Thái An (Theo channelnewsasia, philstar)
Chiến thuật mập mờ của Trung Quốc ở Biển Đông
VN tổ chức hội thảo quốc gia lần hai về Biển Đông
Trung Quốc phản pháo Philippines về Biển Đông
Kiên trì đàm phán, giải quyết thỏa đáng vấn đề Biển Đông
Phụ thuộc lẫn nhau cũng khó ngăn xung đột tại Biển Đông