- Trước câu chuyện cả nhà làm quan xảy ra tại huyện Kim Thành (Hải Dương) và một số địa phương khác, nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão đề xuất cần có quy định cấm cả họ làm quan một nơi.

“Trong giai đoạn cách mạng trước đây, những nhà lãnh đạo có tầm nhìn và dày dạn kinh nghiệm đều không bố trí người nhà làm lãnh đạo chủ chốt cùng đơn vị, địa phương”, nguyên Chủ nhiệm VPQH nói.

{keywords}

Hiện tượng dòng họ lôi kéo nhau làm làm quan đang diễn ra tràn lan và rất không bình thường. Ảnh: PLO

“Chỉ trong khoảng 15 năm trở lại đây, hiện tượng này mới phổ biến, đặc biệt, được phản ánh rất nhiều ở cơ sở như ở xã, huyện”, ông Mão cảnh báo.

“Nếu lấy lý do truyền thống hay lịch sử để lại để biện hộ cho câu chuyện cả họ làm quan là chuyện bình thường thì tôi cho rằng không phải thế”, ông nói.

Đây là sự thoái hoá của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo các cấp, người có chức có quyền mới bố trí người thân của họ tham gia vào bộ máy của Đảng, chính quyền.

Đó là sự thoái hoá, suy yếu về phẩm chất, đạo đức của cán bộ lãnh đạo, không chịu rèn luyện, họ chỉ xuất phát từ lợi ích cá nhân. Đó là việc rất không bình thường.

Thứ hai, mặt trái của kinh tế thị trường, muốn thắng trong cạnh tranh thì có thể có tiêu diệt nhau, chạy theo lợi nhuận, đặc biệt là lời nhuận trong kinh tế.

Muốn có lợi nhuận trong kinh tế thì phải có chức vụ, quyền hạn tác động. Trong khi vận hành cơ chế thị trường ta không chú trọng rèn luyện cán bộ đảng viên, không rèn luyện người có chức quyền.

Việc bố trí người nhà trong cùng một đơn vị, cơ quan hành chính nào đó rõ ràng tai hại rất lớn. Trước hết, họ “gắn bó” với nhau, cùng nhau có những hoạt động chi phối nhiều vấn đề của địa phương, đơn vị.

Trong công việc bao giờ cũng có mâu thuẫn, có đấu tranh để đảm bảo quyền lợi chung, trong trường hợp đó, lợi ích cục bộ của gia đình, của họ hàng chi phối hết rồi, sẽ rất khó thẳng thắn, nghiêm túc.

Nhất là khi lấy phiếu tín nhiệm cán bộ cũng sẽ dễ bị chi phối. Ngay người ngoài đã có hiện tượng nể nang, xuôi chiều, “dễ anh dễ tôi” thì với người nhà thế nào?

Vô hình trung tình trạng cả họ làm quan chặn mọi cơ hội của người ngoài. Việc chạy theo lợi ích nhóm, chạy theo gia đình chủ nghĩa đã làm vô hiệu hoá nguồn lực trong nhân dân.

Thứ ba, rõ ràng sự gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, nhất là ở trên chưa tốt.

Thứ tư, Đảng ta mất cảnh giác, không đề ra kịp thời chiến lược và không đưa ra những cơ chế chính sách, biến thành quy định pháp luật, cụ thể hoá trong luật Cán bộ công chức, trong các quyết định của Đảng.

Tránh hiện tượng gia đình trị

Theo ông Vũ Mão, ở thời kỳ phong kiến, ông cha ta đã có những bài học và quy định rất cụ thể nhưng nay ta lại không có quy định, cho nên vận dụng một cách méo mó.

“Tôi cho rằng phải quy định trong luật với tinh thần không cho phép ở một đơn vị, địa phương, anh em họ hàng thân thiết cùng tham gia trong bộ máy lãnh đạo”, nguyên Chủ nhiệm VPQH đề xuất.

Ví dụ ở huyện, dù con em của bí thư huyện có giỏi đến mấy cũng không được bố trí nắm giữ vị trí chủ chốt. Cấp trên của huyện, tức là tỉnh, phải quy định, hoặc tỉnh táo điều động con em bí thư sang huyện khác.

“Cái đó đơn giản thôi, nhưng do ta chưa có quy định, lãnh đạo cấp trên lại không có trách nhiệm nên dẫn đến hiện tượng cả nhà làm quan rất không tốt”, ông nhấn mạnh.

Mặt khác, nguyên Chủ nhiệm VPQH lưu ý cần có văn bản pháp luật quy định rõ, cán bộ được đào tạo, được quy hoạch ở địa phương, nếu có tài mà nằm trong họ hàng của lãnh đạo thì dứt khoát không được bố trí ở đó mà cấp trên phải coi trọng và bố trí ở nơi khác.

“Cần có quy định cấm người trong cùng một nhà, cùng một họ nắm giữ những vị trí chủ chốt trong 1 cơ quan, đơn vị. Việc này phải quy định rất cụ thể”, ông Vũ Mão đề nghị và nhắc lại luật Hồi tỵ xưa kia quy định rõ việc này.

Khi đã có quy định pháp luật thì phải tổ chức thực hiện, bên cạnh đó phải kiểm soát và giám sát quyền lực. 

Chúng ta rất trọng nhân tài, kể cả người bên ngoài hay trong nhà nhưng vấn đề là bố trí nhân tài đó thế nào cho hợp lý, tránh xảy ra hiện tượng gia đình trị, tạo ra lợi ích nhóm.

Ví dụ cấp huyện có 5 người trong gia đình thân thích làm lãnh đạo ở huyện, thì trên tỉnh, tỉnh uỷ phải nắm được, bố trí điều động cho phù hợp.

Như vậy vừa không bỏ qua nhân tài, vừa điều động cán bộ phù hợp tạo sự phát triển mà lại không bị mang tiếng, mất uy tín, làm việc hiệu quả không cao. Điều đó chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Huyện Mỹ Đức cả họ làm quan: Cũng 'là ngẫu nhiên'

Huyện Mỹ Đức cả họ làm quan: Cũng 'là ngẫu nhiên'

Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội khẳng định việc ở huyện Mỹ Đức có 8-9 người họ hàng cùng làm cán bộ là hết sức ngẫu nhiên.

Cả họ làm quan: Mọi thứ cứ mờ mờ, ảo ảo

Cả họ làm quan: Mọi thứ cứ mờ mờ, ảo ảo

Những chuyện kiểu vậy, khối người biết, nhưng chẳng ai lên tiếng, chỉ đến khi báo đăng mới bung ra, mới bình luận, phản hồi này nọ. Và bung ra như vậy mới giật mình nghĩ lại.

‘Tôi đi lên bằng cái đầu, không phải dựa vào bố’

‘Tôi đi lên bằng cái đầu, không phải dựa vào bố’

Phó bí thư trường trực huyện uỷ Kim Thành trao đổi với VietNamNet sau những nghi ngại về chuyện "cả nhà làm quan" của gia đình. 

Cả nhà làm quan: Hổ phụ sinh hổ tử là bình thường

Cả nhà làm quan: Hổ phụ sinh hổ tử là bình thường

Gia đình có con cháu được đào tạo bài bản, họ theo đuổi lí tưởng chính trị và giữ trọng trách lãnh đạo là một việc tích cực cho xã hội.

Thu Hằng