Quy hoạch phải đảm bảo tối ưu trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý. Tối ưu về kinh tế, tối ưu về công nghệ, tối ưu về vận hành và xử lý, khai thác, tối ưu về phòng ngừa sự cố trong vấn đề xử lý rác thải, thiên tai. Vấn đề quy hoạch phải được xem xét kỹ lưỡng, nhất quán, hạn chế thay đổi trong thời gian ngắn 10 năm hay 20 năm, cố gắng phải đạt sự ổn định tối thiểu trong vòng 30 năm hoặc 50 năm.
Phát biểu tại Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề: “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”, TS. Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch HĐQT T-Tech Việt Nam cho biết: Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện đang là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Tăng trưởng về kinh tế, ổn định chính trị xã hội và giữ môi trường trong sạch bền vững là ba trong những mục tiêu chính của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng, xử lý ô nhiễm môi trường nói chung vẫn còn nhiều bất cập, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Trong vấn đề xử lý chất thải rắn, đặt biệt là rác thải sinh hoạt, trong nhiều năm qua đất nước chúng ta đã đầu tư nhiều nhà máy, nhiều cơ sở xử lý rác thải nhưng vẫn không thành công hoặc chưa tối ưu, chưa hiệu quả.
Theo đánh giá của Chuyên gia Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam, lý do dẫn đến sự không thành công, thậm chí có thể gọi là thất bại của các dự án đầu tư xử lý rác trong thời gian qua là công nghệ không phù hợp với rác thải chưa được phân loại từ đầu nguồn; suất đầu tư quá lớn, chi phí xử lý rác thải lớn, trong khi ngân sách sự nghiệp môi trường có hạn, đơn giá xử lý rác thải thấp. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch trên địa bàn mỗi tỉnh/thành phố hay công tác quy hoạch 1/500 tại mỗi nhà máy rác chưa thực sự tối ưu, khoa học; kinh nghiệm và năng lực quản trị điều hành của nhà đầu tư kém, thiếu kinh nghiệm; không làm chủ công nghệ trong nước, phụ thuộc nước ngoài, rất khó khăn trong việc sửa chữa bảo hành, bảo trì khi máy móc hư hỏng.
Theo TS. Nguyễn Đình Trọng, trong nhiều năm qua, Việt Nam đầu tư, áp dụng nhiều công nghệ để xử lý rác như công nghệ chôn lấp. Công nghệ này dễ thực hiện, giá rẻ nhưng tốn nhiều diện tích đất, khó kiểm soát ô nhiễm. Công nghệ sản xuất phân vi sinh tận dụng được nguồn nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh, tái sử dụng, không phải chôn lấp hay đốt tiêu hủy... nhưng thực chất vẫn chưa hiệu quả. Nhược điểm: Do rác thải sinh hoạt của chúng ta chưa được phân loại từ đầu nguồn, nên quá trình phân tách sàng lọc thành phần hữu cơ vô cùng khó khăn, thậm chí có thể nói là luôn thất bại. Công nghệ xử lý rác phát điện bằng khí Syngas tổng hợp được giới thiệu là công nghệ không khói, sản phẩm ra là điện năng và viên đốt. Nhưng thực tế chưa đạt kết quả như mong đợi. Thực tế cho thấy, chưa có một dự án nào thành công mặc dù đã có nhiều dự án đầu tư chính thức hoặc thí điểm. Ngoài ra còn phải kể đến công nghệ đốt rác phát điện – dựa theo nguyên lý Công nghệ Martin (Đức), sản xuất tại Trung Quốc và công nghệ đốt rác phát điện bằng Plasma.
Theo ý kiến của Chuyên gia Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam, để xử lý rác thải sinh hoạt thành công và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với định hướng của Nhà nước, của Chính phủ, phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường, chúng ta cần thực hiện đầy đủ một số bước. Thứ nhất phải dành thời gian, kinh phí và làm việc một cách nghiêm túc, quyết liệt để có một “Bản đồ quy hoạch Điểm xử lý rác thải phải phù hợp, tối ưu trên địa bàn các tỉnh/thành phố”.
Quy hoạch phải đảm bảo tối ưu trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý. Tối ưu về kinh tế, tối ưu về công nghệ, tối ưu về vận hành và xử lý, khai thác, tối ưu về phòng ngừa sự cố trong vấn đề xử lý rác thải, thiên tai. Vấn đề quy hoạch phải được xem xét kỹ lưỡng, nhất quán, hạn chế thay đổi trong thời gian ngắn 10 năm hay 20 năm, cố gắng phải đạt sự ổn định tối thiểu trong vòng 30 năm hoặc 50 năm.
Thứ hai là lựa chọn công nghệ phù hợp và lựa chọn nhà đầu tư phù hợp. Qua số liệu khảo sát đánh giá và nhìn nhận thực trạng rác thải chưa được phân loại từ đầu nguồn như ở Việt Nam, thành phần rác thải lẫn lộn và phức tạp... nên phân loại công suất và lựa chọn một trong các giải pháp tối ưu và hiệu quả
Một trong những yếu tố đem lại sự thành công cho Nhà máy rác là lựa chọn nhà đầu tư, nhà quản trị điều hành. Nếu nhà đầu tư không có kinh nghiệm, không có năng lực quản trị điều hành thì rất dễ thất bại.
Cuối cùng, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra là một vấn đề lớn, phức tạp và khó xử lý, liên quan đến nhiều thành phần, liên quan đến an sinh xã hội, môi trường và ổn định chính trị. Do vậy, để một nhà máy xử lý rác thải thành công, một điểm xử lý rác thải thành công, rất cần đến sự đồng hành chung tay của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.