- NASA đã công bố một nghiên cứu mới nhất cho thấy hình ảnh các cơn lốc xoáy trên bề mặt sao Mộc đang tạo ra các hoa văn kỳ lạ trông như những đóa hoa hồng rực rỡ.
Những hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ
NASA: Con người có thể sống trên mặt trăng của sao Mộc
NASA bắt đầu giải mã nguồn gốc hệ mặt trời
Tàu vũ trụ Juno chụp những hình ảnh hồng ngoại khi bay quanh quỹ đạo của sao Mộc cho thấy những cơn lốc xoáy khổng lồ đang xuất hiện trên bề mặt sao Mộc và kỳ lạ là chúng được sắp xếp theo các hình dạng đặc biệt, trông như những bông hồng nằm ở các cực của hành tinh.
Theo tờ Science Trends, những bức ảnh về sao Mộc được tàu vũ trụ Juno của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA chụp và gửi về đã làm sáng tỏ dần nhiều bí ẩn trên hành tinh này. Một cơn bão lớn bao gồm 8 cơn lốc xoáy xung quanh tại cực Bắc. Trong khi đó, một cơn bão khác cũng được bao quanh bởi 5 cơn lốc tương tự, ở cực Nam.
Những cơn lốc xoáy dường như chúng luôn sát nhau chứ không có dấu hiệu sáp nhập vào nhau. Nguyên nhân của sự việc này vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra, và cũng chưa thể hiểu được. Họ cũng đang đau đầu tìm hiểu về cách bắt đầu và phát triển của các cơn lốc xoáy theo cấu hình hiện tại. Cực Nam có hình ngũ giác, còn Cực Bắc có cấu trúc hình bát giác.
Trước đó, vào năm 1988 các nhà thiên văn học đã phát hiện ra ở cực Bắc của sao Thổ có một mô hình đám mây lục giác khổng lồ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhóm nghiên cứu phát hiện ra các cơn lốc xoáy được sắp xếp theo các hình dạng đa giác trên sao Mộc như đã kể trên.
Tháng 8/2016 đến tháng 3/2017, áy ảnh hồng ngoại JIRAM và máy ảnh JunoCam trên con tàu vũ trụ JUNO đã ghi lại được những hình ảnh đặc biệt khi nó vượt qua khối khí khổng lồ trong hành trinh.
Tàu vũ trụ JUNO đã được phóng vào sao Mộc năm 2016. Nó đã mất 2 giờ để đi quãng đường từ cực đến xích đạo, thực hiện hành trình khoảng 4.000 km. Dự kiến nó sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình đến cuối năm nay.
Sao Mộc hay Mộc tinh là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ có khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng nó lại bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Các nhà thiên văn học cổ đại đã biết đến hành tinh này và gắn nó với nhiều thần thoại, hay niềm tin tôn giáo trong nhiều nền văn hóa. Người La Mã còn đặt tên hành tinh này theo tên của một vị thần Jupiter - vị thần quan trọng nhất trong số các vị thần.
Sao Mộc luôn chứa đựng nhiều điều bí ẩn kì thú khiến các nhà khoa học, các nhà thiên văn không ngừng khám phá, chinh phục. Ở hành tinh này sẽ có nhiều điều thú vị và các hiện tượng bí ẩn vẫn chưa hề được tìm ra. Trong tương lai các nhà khoa học sẽ giải mã được hết những bí ẩn về hành tinh này.
Bầu khí quyển trên Sao Thủy như thế nào?
Sao Thủy có bầu khí quyển rất mong manh và rất khác nhau chứa hydro, heli, ôxy, natri, canxi, kali và hơi nước.
Sao Thủy và lần thăm dò bằng tàu Mariner 10
Tàu không gian đầu tiên thăm dò Sao Thủy là tàu Mariner 10 của NASA (1974–75).
Khám phá hố, bồn địa và “đồng bằng” trên Sao Thủy
Bề mặt Sao Thủy gồm các đồng bằng và hố va chạm lớn, cho thấy nó đã trải qua một thời gian yên tĩnh địa chất hàng tỷ năm.
Dương Thị Uyên (tổng hợp)