XEM VIDEO:
Sau 3 ngày thả 50 con cá Koi Nhật Bản xuống bể xử lý khu vực thí điểm làm sạch môi trường bằng công nghệ Nano-Bioreactor, đã xuất hiện tình trạng cá Koi chết nổi.
Trưa hôm qua, một con cá Koi được phát hiện đã chết, đến chiều nay có thêm 3 con nữa. Nhân viên bảo vệ cho biết từ hôm được thả, đàn cá không có biểu hiện gì bất thường, đến khoảng 12h trưa qua có người dân xuống xem thì phát hiện một con bơi yếu dần rồi chết ngửa bụng.
Cá Koi lại chết trên sông Tô Lịch hôm nay |
Khu vực này được lắp đặt khoảng 4 camera theo dõi để đảm bảo an ninh quanh khu vực thí điểm. Các nhân viên bảo vệ cũng túc trực suốt 24h để trông coi các thiết bị. Những tấm lưới, mái che nắng và máy sục khí ô-xy được lắp đặt thêm để giúp cá sống khỏe hơn, chống sự phá hoại.
Chủ tịch công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) cho biết nồng độ pH, hàm lượng oxy hòa tan trong nước đo được chiều qua đều ở mức cho phép nên việc cá chết không phải do nước không đạt tiêu chuẩn. JVE đã nhờ một chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản mổ cá ngay sau khi phát hiện cá chết và đã tìm thấy một số dấu hiệu bị ngộ độc.
Trao đổi với VietNamNet, anh Vũ Quang Huy thuộc Hội Cá cảnh Hà Nội cho biết: “Cá Koi Nhật Bản khá là khó trong việc thuần hóa và nuôi dưỡng, phải đảm bảo về kỹ thuật, chất lượng nước của hồ nuôi".
Theo anh Huy, việc thả cá trực tiếp như ở sông Tô Lịch nếu không đảm bảo về nhiệt độ hay sự quen thuộc môi trường, cá có thể yếu dần và chết trong một vài ngày.
Hệ thống camera quan sát được lắp đặt xung quanh khu vực thí điểm |
Bảo vệ túc trực 24/7 canh giữ nghiêm ngặt không cho người lạ đến gần |
Lưới chống nắng cũng bảo vệ đàn cá |
Cá thả trên khu vực thí điểm ở một góc hồ Tây vẫn khỏe và bơi lội bình thường |
Cá Koi bơi lội tung tăng trong ngày thả hôm 16/9 |
Đàn cá Koi Nhật Bản bơi tung tăng trên sông Tô Lịch ngày nắng nóng
Hàng chục con cá chép Nhật Bản cùng các loại cá khác được thả xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây nhằm chứng minh chất lượng nước sau xử lý bằng công nghệ Nano - Bioreactor.
Thành Nam - Video: Đình Hiếu