- Câu chuyện của Trung Hiếu chắc hẳn đã khiến cho khán giả không khỏi bồi hồi và xúc động về tình cảm cha con sâu đậm. Dù không thể hiện nhiều bằng lời nói nhưng tình phụ tử luôn chất chứa nặng tình.

Ở tập 5 Hát mãi ước mơ, bên cạnh tình bà cháu, tình nghệ sĩ, hay tình người trong cùng khu phố, khán giả còn được chứng kiến câu chuyện cảm động về tình cha con, về tấm lòng hiếu thảo của Trung Hiếu - chàng trai tham gia chương trình để kiếm tiền chữa bệnh cho cha và trả nợ cho gia đình.

Trung Hiếu – chàng trai đâu chỉ hát hay mà còn hiếu thảo.

Ngày thứ Bảy định mệnh... cha hỏi thăm nhưng anh bận thi không về...

Xuất hiện ở tập 5 của chương trình Hát mi ước mơ, Nguyễn Trung Hiếu, đến từ Cần Thơ khiến Ban giám khảo và khán giả vô cùng xúc động khi chia sẻ lí do đi thi hát để kiếm tiền giúp cha chữa bệnh.

{keywords}

Chàng trai trẻ Trung Hiếu trong tập 5 của Hát mãi ước mơ.

Là con trai út trong gia đình có 2 chị em, năm Hiếu học năm 3 đại học, cha anh, chú Nguyễn Minh Trung bất ngờ bị tai biến, gia đình từ đó lâm vào cảnh khó khăn, mẹ anh phải vay mượn khắp nơi để có tiền chữa bệnh cho chồng, số nợ đã lên đến 200 triệu đồng. 

Gánh nặng của gia đình dồn lên vai Hiếu khi mẹ anh vì buồn lo mà sức khỏe cũng yếu dần, kéo theo nhiều căn bệnh như đau khớp, thiếu máu tim, gan nhiễm mỡ. 

Ba năm qua đi, bệnh tình của chú Trung vẫn không khá hơn. Cô Trần Ngọc Thanh, mẹ của Hiếu, đau lòng khi kể về tình trạng sức khoẻ của chồng mình: “Ông ấy không nói chuyện được, ăn uống đều phải đút, thậm chí chỉ có thể nhìn, không còn nhận ra cô là vợ, thằng Hiếu là con nữa”.

{keywords}

Mỗi tháng, Hiếu đi làm với mức lương cơ bản chỉ 4 triệu đồng, vừa để trang trải chi phí nhà trọ, ăn uống, sinh hoạt cá nhân vừa phải dành dụm để gửi về lo thuốc thang cho cha.

Khi được hỏi về lý do tham gia chương trình, Trung Hiếu bày tỏ anh không mong mình đạt được giải thưởng lớn, nổi tiếng hay có được nhiều tiền, anh chỉ mong rằng thông qua cuộc thi, anh có thể chứng minh với cha rằng cuối cùng anh cũng đã trưởng thành, đã có thể đem tài năng của mình giúp đỡ cho gia đình.

Đôi mắt anh rưng rưng khi nhớ lại câu nói lúc trước cha còn khoẻ mạnh vẫn thường nói với mình: “Cho thằng này ăn học, không biết lớn lên nó làm cái gì”. Dù lời nói của cha khô khan là vậy nhưng tận sâu trong lòng, anh hiểu rằng đó là sự kì vọng và tình yêu thương mà cha dành cho mình.

Trung Hiếu kể rằng ngày trước đi làm xa nên không có thời gian để về thăm nhà thường xuyên. Vậy nên cuối tuần nào cha anh cũng gọi điện hỏi thăm: "Tuần này mày có về chơi không?”, anh trả lời: "Dạ, có về cha ơi!". Rồi cha anh dặn thêm câu rằng: "Nhớ mua cho tao bịch phở nhe".

{keywords}

Anh rưng rưng nước mắt nhớ lại kỉ niệm đó.

Ngày thứ 7 định mệnh ấy đến... ngày mà như thường lệ cha anh lại gọi điện hỏi thăm nhưng anh bận thi báo không về. Nhưng anh đâu biết rằng đó chính là ngày mà mãi mãi anh không bao giờ nghe được giọng nói của cha nữa, cũng không còn được mua phở cho cha ăn khi cơn tai biến đổ ập lên người cha già. Mỗi lần nhớ lại, Trung Hiếu đều không khỏi rơi nước mắt hối hận.

Trung Hiếu mê vọng cổ cháy bỏng từ năm 2 Đại học

Đến với Hát mãi ước mơ, Trung Hiếu đã tạo dấu ấn với giọng ca khỏe, đầy tình cảm qua những ca khúc Mùa hoa đào, Những ánh sao đêm, Ấm áp tình cha. Trong 3 tiết tục dự thi của Trung Hiếu, đã có đến 2 tiết mục là vọng cổ và nhận được nhiều sự yêu mến của Giám khảo và khán giả ở trường quay. Ca sĩ Cẩm Ly nhận xét Trung Hiếu rất giống nghệ sĩ cải lương Chiêu Hùng, từ giọng hát đến ngoại hình. 

{keywords}

Nhờ vào tài năng và sự bình chọn của khán giả Trung Hiếu đã đạt được giải nhì với số tiền 25 triệu đồng. 

Khi được hỏi về lí do lựa chọn vọng cổ để trình diễn trên sân khấu Hát mãi ước mơ, Trung Hiếu chia sẻ anh đã mê dòng nhạc này từ năm thứ 2 Đại học, khi anh vô tình được nghe bài Giọt sữa cuối cùng của nghệ sĩ Phượng Loan. 

Ấn tượng với giọng ca ngọt ngào, đầy cảm xúc của nữ nghệ sĩ, anh bắt đầu tìm nghe thêm những bài hát khác, từ đó thần tượng cô và yêu thích luôn dòng nhạc này. 

Trước khi tham gia chương trình, Trung Hiếu từng tham gia và gặt hái nhiều thành công nhất định ở một số cuộc thi như: Tiếng hát Học sinh – Sinh viên TP.Cần Thơ 2012, Hành trình Bài ca Sinh viên 2013, Tiếng hát Truyền hình HTV 2014… Lần này dự thi, anh muốn được một lần thử sức với thể loại vọng cổ mà anh yêu thích, qua đó cũng xem như món quà tặng cho cha: “Dù ý thức cha không còn nhưng chắc chắn tinh thần vẫn còn đó” – anh quả quyết. 

{keywords}

Tuy vậy, Trung Hiếu cho biết anh chưa từng hát vọng cổ trên sân khấu nào, chỉ hát vui ở nhà hoặc với bạn bè.

Câu chuyện của Trung Hiếu chắc hẳn đã khiến cho khán giả không khỏi bồi hồi và xúc động về tình cảm cha con sâu đậm. Dù không thể hiện nhiều bằng lời nói nhưng tình phụ tử luôn chất chứa nặng tình.

Ngọc Quý