Đây là một trong những tình huống nguy hiểm nhất đối với một tài xế. Nhưng cũng có những cách giúp bạn hạn chế những trường hợp rủi ro nếu ô tô bị mất phanh. Hãy tìm hiểu các bước cần thực hiện sau nếu bạn phải trải qua tình huống nguy hiểm này.

Giữ bình tĩnh

Nếu không may rơi vào tình huống hiểm nghèo đó, việc đầu tiên phải ghi nhớ là luôn cố gắng... giữ bình tĩnh! Điều này là tác nhân chủ yếu quyết định xem liệu bạn có may mắn sống sót hay không!

Chính sự hoảng loạn, luống cuống sẽ khiến chúng ta không thể xử lý mọi chuyện một cách chính xác và làm cho sự việc thêm tồi tệ.

Không tắt máy

Trong suốt quá trình lưu ý không được tắt máy, vì khi tắt máy đồng nghĩa tắt trợ lực vô-lăng, không thể điều khiển xe. Đồng thời ở tốc độ cao, nếu tắt máy bất ngờ sẽ dẫn tới mất kiểm soát do động cơ ngừng đột ngột, quán tính lớn.

{keywords}

Bật tín hiệu cảnh báo

Đèn xi nhan, đèn cảnh báo, còi xe và thậm chí nhấp nháy đèn pha cũng là những cách để ra hiệu rằng xe đang gặp sự cố để các phương tiện khác tránh kịp thời. Trong trường hợp có người ngồi ghế phụ hoặc phía sau thì nên ra dấu hiệu bằng miệng, vẫy khăn… giúp mọi người xung quanh chú ý an toàn.

Hãy thử phanh khẩn cấp

Nếu xe bạn được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp, hãy sử dụng nó. Hệ thống này thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau.

Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái.

Đạp phanh nhiều lần

Nếu đạp phanh mà bàn đạp bị cứng, không thể đạp hết hay đạp sâu phanh thì rất có thể có một vật gì đó như là chai nước, hay vỏ hộp vô tình rơi vào phần bàn đạp, hay vướng thảm sàn khiến bạn không thể phanh. Việc đơn giản đó là hãy dùng chân đá chướng ngại vật ấy ra và xe lại trở lại bình thường.

Đạp chân phanh nhiều lần để cảm nhận áp suất vì nếu ống dẫn bị tắc, việc đạp phanh nhiều lần sẽ giúp phanh phục hồi hoặc xe có hệ thống ABS (chống bó cứng phanh) có thể giúp kích hoạt ABS.

Quan sát khoảng trống, đánh lái sang hai bên

Hãy quan sát 2 bên xe của bạn, nếu có khoảng trống thì hãy di chuyển chiếc của mình sang bên an toàn. Việc đánh lái làm tăng lực ma sát và tăng quãng đường đi, giúp xe chậm lại theo cách tự nhiên. Tuy nhiên, cần lưu ý là không được chuyển làn khi đang chạy ở tốc độ cao, rất dễ mất kiểm soát xe.

{keywords}

Dùng vật cản giảm tốc

Nếu chọn phương án đâm vào vật cản để giảm tốc độ thì hãy cân nhắc thật kỹ, đặc biệt là nếu xe còn chạy ở tốc độ cao. Hãy nhắm tới những chướng ngại vật như bụi cây hay vũng nước. Cố gắng tránh xa các khu đông dân cư và nhà dân nếu có thể.

Cuối cùng, "phòng bệnh hơn chữa bệnh" nên hãy giảm tối đa nguy cơ rơi vào tình huống trên bằng cách luôn bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ và tập thói quen đi xe với tốc độ vừa phải mà bản thân có thể kiểm soát.

Cách nhận biết phanh chân bị hỏng

- Đạp phanh bị hẫng: Trong trường hợp đạp chân phanh nếu có cảm giác hẫng chân thì đó chính là hiện tượng bị mất áp suất phanh.

- Đạp phanh không nhả (Bó phanh): là dấu hiệu cho thấy lò xo kéo hoặc lò xo hồi vị các má phanh bị hỏng, hoặc kẹt xi lanh bánh xe, xi lanh tổng phanh bị hỏng, hoặc do các lỗi thao tác sai của người lái như: hành trình của chân phanh không đúng hoặc phanh tay điều chỉnh sai…

- Đạp phanh thấy nặng: Các hệ thống phanh nay thường dùng trợ lực chân không để giảm vất vả cho người lái khi. Với hiện tượng đạp phanh thấy nặng nguyên nhân thường xảy ra là trợ lực phanh bị hỏng.

- Đạp phanh hết cỡ nhưng xe không dừng: Đây là “bệnh” thường gặp với những xe trang bị phanh tang trống; nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là cần đẩy piston xi lanh chính bị cong, thiếu dầu hoặc má phanh quá mòn…

- Đạp phanh có tiếng kêu ken két: Tiếng kêu phát ra đều đặn chỉ khi đạp phanh, đơn giản đó làm tín hiệu cho biết má phanh đã bị mòn, cần được thay thế. Đây là biện pháp an toàn mà nhà sản xuất đưa ra.

(Theo Báo Nghệ An)