Dưới đây là cách tiêu tiền của những người luôn trong tình trạng "cháy túi". Nếu bạn không muốn lâm vào hoàn cảnh như họ thì cần ngăn chặn những cách tiêu tiền này ngay lập tức.

Chi tiêu theo cảm xúc

Dùng việc mua sắm để đối phó với những cung bậc lên xuống của cảm xúc là một thói quen phổ biến – Gretchen Cliburn, giám đốc kế hoạch tài chính của công ty cố vấn BKD Wealth Advisors cho hay. Tuy nhiên, lấy việc tiêu tiền để giải quyết vấn đề cảm xúc chẳng mang lại hiệu quả gì. Thực tế, nó còn làm cho mọi việc tệ hơn.

Để tránh chi tiêu theo cảm xúc bốc đồng, hãy lập ra một số quy tắc cơ bản cho bản thân. Ví dụ như, chỉ mua khi thực sự cần, chứ không phải mua để mình để xoa dịu cảm xúc lo lắng hay buồn chán. Hoặc bạn có thể bắt mình đợi 24 tiếng để suy nghĩ trước khi quyết định mua gì đó ngoài kế hoạch.

Một ý tưởng khác là không đăng ký nhận email hay thông tin từ những cửa hàng yêu thích của bạn để giảm sự cám dỗ, và chỉ mua sắm khi bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt.

Chi tiêu lặt vặt sẽ không sao đâu!

Khi bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu, ai cũng nghĩ theo kế hoạch thì sẽ không có tình trạng phung phí xảy ra. Và ai cũng cho rằng những món chi tiêu lặt vặt như một chiếc áo sơmi công sở đơn giản, một vài món đồ dùng nhỏ cho nhóc con ở nhà ở quầy “mua 1 tặng 1”, một đôi giầy cao gót đi tiệc sẽ chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến kế hoạch của mình. Nhưng những món chi tiêu này chính là điểm mấu chốt dẫn đến tình trạng lạm chi của bạn.

{keywords}

Việc thoải mái tiêu xài sẽ mang lại niềm vui cho bạn, nhưng đó không phải là cách tốt nhất để sử dụng những khoản có thêm của bạn. (Ảnh minh họa).

Không thể làm ngơ trước những món hời

Bất cứ khi nào bạn được tăng lương, được hoàn thuế, hay nhận được một phiếu ưu đãi nhân ngày sinh nhật của mình chắc chắc bạn sẽ cho rằng đó là cái cớ “hợp lý” để bạn đi mua sắm. Việc thoải mái tiêu xài sẽ mang lại niềm vui cho bạn, nhưng đó không phải là cách tốt nhất để sử dụng những khoản có thêm của bạn.

Luôn giành trả tiền

Với một số người, tranh phần trả tiền cốc cà phê hay bữa trưa thể hiện danh dự của họ. Nhưng nếu bạn đang lâm vào cảnh nợ nần vì thường xuyên thanh toán hóa đơn thì bạn đang đi quá xa rồi.

Mặt khác, những người thường xuyên được người khác thanh toán giúp cũng sẽ hình thành thói quen xấu là chờ đợi sự đối xử tương tự ở những lần sau. Điều này có thể gây căng thẳng cho các mối quan hệ - Mela Garber – giám đốc thuế của Anchin, Block & Anchin LLP nhận định. Và cuối cùng, việc này sẽ khiến bạn rất khó biết được ai là người thực sự muốn đi ăn tối cùng bạn, thay vì chỉ muốn một bữa ăn miễn phí.

So sánh tình hình tài chính của mình với người khác

Nhiều người đo lường thành công bằng kích thước của ngôi nhà, của chiếc xe hơi, nhưng quan điểm đó hoàn toàn sai lầm. Nhà lớn và đồ đạc đắt đỏ chỉ cho thấy cách tiêu tiền của một người, chứ không phải họ thực sự có bao nhiêu tiền – Cliburn nói.

Hãy nhớ rằng 37% người Mỹ nợ tín dụng lớn hơn hoặc bằng các khoản tiết kiệm dành cho việc khẩn cấp của họ - theo một nghiên cứu của Bankrate.

Để tránh chi tiêu vượt quá khả năng, bạn nên bắt đầu bằng cách xác định điều gì là quan trọng với mình. Hãy đặt ra những mục tiêu cho 5, 10, 20 năm nữa. “Khi xác định điều gì là ý nghĩa nhất với mình, hãy đưa ra những quyết định chi tiêu dựa trên điều đó”, thay vì chi tiêu quá mức để sống theo quan điểm thành công của người khác.

{keywords}

Nếu bạn tiêu hết toàn bộ thu nhập của mình, nghĩa là bạn không có ngân quỹ dành cho những trường hợp khó khăn hay khẩn cấp. (Ảnh minh họa).

Tiêu toàn bộ thu nhập của mình

Ai cũng phải trả hóa đơn và mua những nhu yếu phẩm cần thiết mỗi tháng, nhưng nếu bạn tiêu hết toàn bộ thu nhập của mình, nghĩa là bạn không có ngân quỹ dành cho những trường hợp khó khăn hay khẩn cấp. Derek Gabrielsen, cố vấn tài chính ở Strategic Wealth Partners gọi đây là “sai lầm lớn nhất của con người”.

Phụ thuộc vào thẻ tín dụng

Nếu bạn đã quá quen với việc sống chung với nợ thẻ tín dụng, hãy dành chút thời gian để hiểu chính xác về việc mà bạn đang làm với tiền của mình.

Nếu muốn chấm dứt tình trạng này, hãy ngừng sử dụng thẻ tín dụng ngay lập tức. Hãy thiết lập một ngân sách chặt chẽ và sử dụng phương pháp “snowball” để thoát khỏi tình trạng nợ nần. Nếu cần, hãy liên hệ với Quỹ Tư vấn tín dụng quốc gia – một nhóm phi lợi nhuận chuyên giúp mọi người thoát khỏi nợ nần.

Né tránh nhìn vào thực tế

Nếu bạn né tránh việc kiểm tra thẻ tín dụng hay kiểm tra số dư tài khoản, thì bạn đang sống trong một tình trạng gọi là “hôn mê tiền bạc”. Liệu khi bạn không muốn biết nó tệ đến mức nào thì mọi vấn đề có biến mất không.

“Tránh theo dõi tài khoản giống như tránh đến gặp bác sĩ khi bạn biết cơ thể mình có gì đó không ổn” – Gabrielsen nói, nhưng “cách duy nhất để làm mọi thứ tốt đẹp hơn là nhìn vào vấn đề và tìm ra một kế hoạch để thoát khỏi nó”.

(Theo ĐSPL)