Người ngoài 50 tuổi thường kèm theo một số bệnh lý nền như: tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu… Yếu tố sức khỏe do tuổi tác đi kèm với thời tiết lạnh có thể làm máu vón cục, dễ hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ.
Ông Hoàng Hải Nam (50 tuổi, Hà Nội) bị mỡ máu cao nhiều năm nay. Vào mùa lạnh, ông thường xuyên gặp tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tay chân tê yếu. Một thời gian dài, ông tuân thủ chế độ ăn uống kiêng khem và tập luyện mỗi ngày, nhưng trong lần tái khám gần đây nhất bác sĩ cho biết nồng độ mỡ máu vẫn chưa trở về mức ổn định và nhắc nhở ông nên cẩn trọng hơn vào thời điểm gió lạnh cuối năm
Khi trời bắt đầu mưa nhiều và chuyển lạnh, chị Lê Thị Hoài (Hà Tĩnh) lại lo lắng cho mẹ chồng. Chị chia sẻ, mẹ chồng năm nay hơn 60 tuổi, bị tăng huyết áp và mỡ máu cao, bác sĩ từng nhiều lần cảnh báo về nguy cơ đột quỵ khi mùa lạnh đến. Mặc dù chăm sóc bà rất chu đáo, nhưng chị vẫn lo sợ điều bất trắc có thể xảy đến bất cứ lúc nào, khi bà đã có tuổi, ăn uống, vận động ít, sức đề kháng kém hơn.
Theo tạp chí News-medica, cơ thể cần cholesterol (mỡ máu) để xây dựng các tế bào khỏe mạnh, nhưng quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tim và đột quỵ. Do mức cholesterol cao dẫn đến sự tích tụ các chất béo trong mạch máu, khiến máu khó lưu thông qua các động mạch. Từ đó, tim không nhận được lượng oxy cần thiết, gây nên các cơn nhồi máu cơ tim; hay do máu khó lưu thông khiến não không nhận được oxy, dẫn đến đột quỵ.
Mặt khác, theo bài viết đăng trên trang Utica Park Clinic (Mỹ), nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra mối quan hệ giữa thời tiết lạnh và tỷ lệ đột quỵ gia tăng. Theo đó, thời tiết lạnh làm cho các mạch máu co lại, làm tăng huyết áp. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra, máu có xu hướng đặc và dính hơn khi thời tiết lạnh, khiến dễ đông hơn. Vào mùa lạnh, độ ẩm cao trong không khí có thể khiến một số người bị mất nước, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Hầu hết các cơn đột quỵ là do đông máu, gây tắc nghẽn mạch máu lên não.
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế, tỷ lệ đột quỵ do cục máu đông chiếm đến 85%.
Vì thế, với những người sau 50 tuổi bị mỡ máu cao, mùa lạnh chính là “khắc tinh” khi có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não, tăng tỷ lệ bị đột quỵ.
Theo thống kê của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, trung bình số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70 - 80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm. Yếu tố bệnh lý, tuổi tác cao, kèm với sự biến đổi đột ngột của thời tiết là nguyên nhân khiến tình trạng đột quỵ ở người sau 50 tuổi tăng cao so với những thời điểm khác trong năm.
Đối với những người bị mỡ máu cao, để khỏe mạnh vào mùa lạnh cần “tránh” được 2 yếu tố nguy cơ là: mỡ máu và cục máu đông.
Bệnh lý mỡ máu cao diễn tiến chậm, nếu phát hiện sớm thì có thể đưa mỡ máu trở về tình trạng bình thường. Người trên 50 tuổi cần đi khám sức khỏe định kỳ hoặc theo lịch khám chỉ định của bác sĩ để kiểm tra mức độ mỡ trong máu. Nếu trong gia đình có người thân bị mỡ máu cao thì có nguy cơ di truyền, hoặc những người bị béo phì, thừa cân, người bị bệnh tiểu đường cũng nằm nhóm nguy cơ cao; do đó cần khám bệnh sớm để kịp thời ngăn chặn nguy cơ gây đột quỵ.
Tùy theo mức độ mỡ máu, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc điều trị hoặc chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Đối với người mỡ máu cao, nên hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa các chất béo và cholesterol (bơ, thịt xông khói, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, thực phẩm chiên rán…); hạn chế hoặc bỏ rượu, bia; nên bỏ thuốc lá.
Bên cạnh đó, vào mùa lạnh, nhiều người có tuổi thường ngại vận động, nằm và ngồi nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, người lớn tuổi có thể lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe như: chơi các môn thể thao nhẹ, đi bộ, tập dưỡng sinh...
Ngoài ra, để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông vào mùa lạnh, người sau tuổi 50 cần giữ ấm cơ thể, không ra ngoài trời khi nhiệt độ xuống quá thấp. Buổi sáng nên vận động nhẹ trước khi xuống giường, không nên ngồi một chỗ quá lâu, không làm việc nặng…
Bên cạnh việc xây dựng chế độ khám sức khỏe và luyện tập, sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên bổ sung một số thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng là lựa chọn hàng đầu của những người sau 50 tuổi. Trong số đó, gạo đỏ được xem là thực phẩm “vàng” giúp đẩy nhanh quá trình giảm mỡ máu. Chiết xuất men gạo đỏ có tác dụng giảm mỡ máu, kiểm soát cholesterol nhờ làm tăng cholesterol tốt, giảm triglyceride và cholesterol xấu.
Bài viết trên tạp chí Healthline đã chỉ ra rằng, men gạo đỏ chứa hợp chất monacolin K - thành phần tương tự được tìm thấy trong các loại thuốc giảm cholesterol theo toa. Do đó, nhiều năm qua, các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản đã sử dụng men gạo đỏ như một “giải pháp thiên nhiên” để hỗ trợ giảm mức cholesterol, nâng cao sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, hoạt chất monacolin K còn có tác dụng giúp cải thiện chức năng nội mô, tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng của mạch máu, đây là “chìa khóa” quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe mạch máu và hệ thống tim mạch.
Ngày nay, men gạo đỏ là thành phần có mặt trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, nhằm hỗ trợ kiểm soát cholesterol và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, không phải sản phẩm bổ sung nào cũng đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng nguyên liệu. Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm từ các đơn vị sản xuất tên tuổi, có nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, đảm bảo về dây chuyền sản xuất cũng như có sự kiểm chứng về chất lượng.
Ngày nay, trên thị trường, TPBVSK NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang được nhiều người bị mỡ máu cao biết đến. Nhằm mang đến những sản phẩm ưu việt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bị mỡ máu cao, Dược Hậu Giang đã thêm thành phần men gạo đỏ vào trong NattoEnzym Red Rice. Như vậy, với 2 thành phần nổi bật là: nattokinase và men gạo đỏ, NattoEnzym Red Rice không chỉ có tác dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông trong lòng mạch, tăng tuần hoàn và lưu thông máu, hỗ trợ ổn định huyết áp…mà còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.
Đặc biệt, trước khi đến tay người tiêu dùng, NattoEnzym Red Rice cũng như các sản phẩm thuộc dòng NattoEnzym khác của Dược Hậu Giang phải vượt qua sự kiểm định chất lượng của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) để nhận được chứng nhận JNKA với dấu mộc của hiệp hội trên bao bì.
Hằng năm, JNKA đều tiến hành tái kiểm chứng chất lượng sản phẩm. Năm 2021 đánh dấu chặng đường 10 năm liên tục NattoEnzym đạt chứng nhận JNKA. Đại diện Dược Hậu Giang bày tỏ: “Đó không chỉ là niềm tự hào của Dược Hậu Giang, mà còn là “bảo chứng vàng” để những người sau 50 tuổi bị mỡ máu cao có thể an tâm hơn về “trợ thủ” NattoEnzym Red Rice”.