Tờ Cupofjo đã trò chuyện với các bà mẹ nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ để tìm hiểu xem điều gì khiến họ ngạc nhiên trong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ Mỹ. Dưới đây là chia sẻ của những bà mẹ khắp 5 châu.

{keywords}

Thực phẩm

Thứ khiến tôi ngạc nhiên nhất là hộp cơm trưa. Ở Nhật Bản, chúng tôi làm rất tỉ mỉ. Một hộp cơm trưa chuẩn mực của chúng tôi sẽ có trứng, gà chiên và rau. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy chồng chuẩn bị cơm trưa cho con trai gồm có bánh mỳ, bơ đậu phộng, khoai tây chiên, tôi đã rất ngạc nhiên. Nhưng anh ấy khẳng định rằng như thế là bình thường ở đây.

- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York.

An toàn

{keywords}
Chị Reika Yo Alexander - một bà mẹ Nhật Bản

Tôi đã rất ngạc nhiên về cách giám sát trẻ con ở đây. Ở Nhật Bản, trẻ con đi học một mình. Khi con tôi vào lớp 1, chúng đi bộ, rồi đi tàu, bắt xe buýt tới trường – thậm chí là ở Tokyo. Tôi rất ngạc nhiên khi ở New York, bạn tôi dắt con trai 12 tuổi đi học hằng ngày. Con trai tôi 5 tuổi và đang học lớp 1, mất 10 phút để đi bộ tới trường. Nếu tôi để thằng bé tự đi, tôi sẽ phải ngồi tù.

- Reika Yo Alexander, mẹ Nhật Bản đang sống ở New York.

Ở Mỹ có hẳn một “ngành công nghiệp lớn” dành cho trẻ con mà ở Romania không có. Có đồ ăn riêng dành cho trẻ con, các đồ dùng đặc biệt, các dụng cụ đảm bảo an toàn và cả nội thất riêng dành cho chúng. Ở Romania, trẻ con ăn bằng thìa bình thường, uống bằng cốc bình thường. Chúng chơi những thứ đồ chơi không được sản xuất “để phát triển não bộ cho trẻ từ 3-6 tháng tuổi”. Trước khi tới đây, tôi cũng chưa từng nghe nói đến những dụng cụ đảm bảo an toàn. Bây giờ trong khi tôi lúc nào cũng lo con gái tự làm đau mình, thì mẹ tôi và bạn bè tôi ở Romania thì chỉ cười.

- Arabella Hester – mẹ Romania đang sống ở California.

Cộng đồng

{keywords}
Chị Sandra Ajanaku - một bà mẹ Hà Lan

Mọi người ở đây sợ chạm vào nhau! Lần đầu tiên tới đây, tôi đang bầu rất to, lại còn phải chăm sóc con gái 2 tuổi nữa. Con bé phải làm quen dần dần với hệ thống các tòa nhà ở Brooklyn – dừng đèn đỏ ở mỗi ngã tư. Thỉnh thoảng con bé chạy khỏi vỉa hè mà chẳng thèm quan tâm xung quanh. Mỗi lần như thế, tim tôi như thắt lại. Tôi hét lên phía sau, yêu cầu con bé dừng lại. Đôi khi tôi cũng hét lên nhờ mọi người ngăn nó lại. Họ muốn giúp nhưng có vẻ họ sợ phải ngăn con bé lại. Ở Hà Lan, chuyện này rất bình thường. Một phụ huynh khác nói với tôi rằng có lẽ họ lo đứa trẻ sẽ sợ hãi khi người lạ chạm vào nó. Đùa à? Tất nhiên là tôi muốn ngăn con mình bị ô tô cán hơn là lo lắng về cách xử sự đúng đắn chứ! Chúng tôi đánh giá cao tất cả những giúp đỡ.

- Sandra Ajanaku – mẹ Hà Lan đang sống New York.

Một khác biệt lớn mà tôi nhớ là việc chào hỏi. Đôi khi dắt con trai tới trường, giáo viên thậm chí còn không chào chúng tôi. Ở Nhật Bản, việc chào hỏi mọi người rất quan trọng. Bạn chào rất to với tất cả mọi người, từ giáo viên cho tới lái xe, những người mà bạn gặp. Đó là một cách tốt để bắt đầu một ngày mới.

- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York

Tôi thực sự ngạc nhiên khi những buổi tụ họp và tiệc sinh nhật ở Mỹ có quy định về giờ bắt đầu và kết thúc. Vì tôi tới từ Brazil – đất nước của tiệc tùng – nên tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc quy định thời gian kết thúc bữa tiệc. Chúng tôi chỉ nghĩ “đi dự tiệc thôi, ai biết là nó sẽ kéo dài 2 tiếng hay 6 tiếng”.

- Ana Willenbrock – mẹ Brazil đang sống ở Montana.

Cách ứng xử

{keywords}
Chị Nitya Karthik - một bà mẹ Ấn Độ

Tôi rất ngạc nhiên khi trẻ em Mỹ từ lúc 1 tuổi đã học cách nói “làm ơn”, “cảm ơn”, “xin lỗi”, “xin phép”. Những điều này không được dạy nhiều ở Ấn Độ. Một khác biệt nữa là phụ huynh rất tránh nói những câu kiểu như “vì mẹ đã nói thế”. Thay vào đó, họ giải thích cho bọn trẻ. Tôi rất ngưỡng mộ cái cách mà phụ huynh đưa ra những lý do cơ bản để giúp trẻ hiểu tại sao lại thế này thế kia. Lần gần nhất khi về Bombay, tôi đã giải thích với con trai 4 tuổi tại sao chúng tôi không thể mua quá nhiều thứ vì quy định trọng lượng của máy bay. Còn người thân của tôi thì cứ hỏi tại sao tôi không chỉ nói “không” mà lại phải giải thích.

- Nitya Karthik – mẹ Ấn Độ đang sống ở New Jersey.

Trẻ con ở Mỹ có quyền tự do tuyệt vời mà ở Romania không có. Ở đây, trẻ con được phép đưa ra quyết định từ khi còn rất nhỏ. Chúng cũng được cha mẹ hỏi ý kiến. Trẻ con ở Romania thì ngoan hơn nhưng lại rụt rè, nhút nhát hơn. Nhiệm vụ rất khó khăn của tôi là phải cân bằng giữa 2 cách nuôi dạy đó.

- Arabella Hester – mẹ Romania đang sống ở California.

Gia đình tôi rất hoảng sợ trước cách cư xử của con trai tôi khi ngồi vào bàn ăn. Thằng bé không tập trung, không ăn hết phần của mình và không chịu ăn một số món nhất định… Ở Mỹ, chuyện đó là bình thường. Nhưng ở Pháp, như thế bị coi là thô lỗ. Đôi khi gia đình tôi nghĩ rằng thằng bé rất hư và tôi là một bà mẹ tồi.

- Johanna Trainer – mẹ Pháp đang sống California.

Trường học

Các trường học ở Mỹ luôn cố gắng đề nghị sự tham gia của bố mẹ nhiều hơn. Phụ huynh thường tham gia vào các chuyến đi hoặc các sự kiện của lớp. Ở Nhật Bản không giống như vậy. Chúng tôi chỉ giúp con làm bài tập về nhà. Bố mẹ tôi thậm chí còn chưa từng giúp tôi làm bài tập về nhà.

- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York.

Cân bằng cuộc sống – công việc

Ở Mỹ, thuê người trông trẻ buổi tối rất phổ biến. Ở Nhật, hầu hết các gia đình không có người trông trẻ. Cá nhân tôi thì cho rằng việc dành thời gian cho con cái là rất quan trọng, nhưng nhận sự giúp đỡ từ người khác cũng vẫn rất ổn. Cha mẹ cũng cần có cuộc sống riêng của mình. Ở Mỹ, bạn thực sự được khuyến khích nên ra ngoài và tận hưởng cuộc sống cho chính mình.

- Reika Yo Alexander – mẹ Nhật Bản đang sống ở New York

{keywords}
Chị Ana Willenbrock - một bà mẹ người Brazil

Bạn bè tôi ở Brazil đều có vú em và người giúp việc. Điều này rất bình thường trong văn hóa của chúng tôi. Nhưng ở đây phí chăm sóc trẻ em rất đắt đỏ. Tôi thấy các bà mẹ Mỹ rất thực tế và thông minh. Nhiều thứ ở Mỹ giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn và giúp bạn làm được nhiều việc hơn, như bỉm, khăn ướt, địu, máy xay sinh tố, các dụng cụ đặc biệt. Những thứ này thực sự hữu ích.

- Ana Willenbrock – mẹ Brazil đang sống ở Montana.

Quan điểm

Một trong những điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là sự lo lắng thái quá của các bậc cha mẹ. Vô số những bài đăng trên blog, diễn đàn, các cuộc thảo luận, tranh cãi về những vấn đề khác nhau trong việc nuôi dạy con cái: nuôi con sữa mẹ hay sữa công thức, cho con ngủ cùng hay ngủ riêng, dạy ở nhà hay cho đến trường… Ở Ấn Độ, không có những cuộc tranh luận như thế này. Ở đây, phụ huynh lo lắng về việc phải đưa ra những lựa chọn “đúng”, khiến áp lực trở nên ngột ngạt.

- Nitya Karthik – mẹ Ấn Độ đang sống ở New Jersey.

Ở Hà Lan, người lớn sẽ nói với bọn trẻ rất nhanh về những gì chúng nên làm và không nên làm. Ở đây, luôn có những lựa chọn và gợi ý: “Chúng ta sẽ về nhà bây giờ chứ?”, “Con muốn uống nước cam hay nước lọc?”, “Mẹ nghĩ bạn con sẽ thích nếu con chia sẻ”.

- Sandra Ajanaku – mẹ Hà Lan đang sống ở New York.

  • Nguyễn Thảo (Theo Cupofjo)

Xem thêm: