Bẹt đầu tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của não bộ hoặc gây áp lực lên não của trẻ sơ sinh, nhưng điều này sẽ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bẹt đầu

Hộp sọ của trẻ còn mềm nên việc nằm lâu ở một tư thế sẽ ảnh hưởng đến hình dạng đầu. Một nguyên nhân khác là do đầu của trẻ bị nghiêng sang một bên trong tử cung hay trẻ bị chấn thương trước hoặc trong quá trình sinh.

{keywords}

Cách ngừa bẹt đầu ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị bẹp đầu phía sau có thể do trẻ nằm ngửa một thời gian dài, trọng lượng của đầu tì lên vùng xương phía sau gây ra bẹt đầu.

Trẻ nằm nghiêng nhiều về một phía có thể làm bẹt đầu.

Do trẻ hạn chế cử động cổ, còn gọi là chứng vẹo cổ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc quay đầu. Lúc này, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.

Mẹ nên để ý thay đổi tư thế khi trẻ ngủ hay cho trẻ bú để tránh trẻ bị hiện tượng bẹt đầu.

Cách phòng ngừa bẹt đầu ở trẻ sơ sinh

Các bà mẹ có thể khắc phục tình trạng bẹt đầu ở trẻ sơ sinh bằng một số mẹo bổ ích sau:

Thay đổi hướng: Đặt trẻ nằm ngửa, nhưng bạn cần thay đổi hướng nằm cho con. Ví dụ, hôm nay bạn cho con nằm vị trí bình thường trong cũi thì vài tiếng đồng hồ sau, cần đặt trẻ nằm ngược lại với vị trí trước đó. Nó tương tự khi bạn thay đổi tay bế khi cho con bú mẹ hay bú bình. Hoặc bạn có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên bé thường hướng đầu về, để trẻ buộc phải nhìn về hướng khác, cách này giúp đầu trẻ luôn tròn.

Bế trẻ: Bế trẻ khi trẻ thức giấc cũng giúp giảm áp lực cho đầu của trẻ từ nôi, cũi hoặc xe đẩy dành cho trẻ sơ sinh.

Cho trẻ nằm sấp: Với sự giám sát của bạn, hãy cho trẻ nằm sấp khi vui chơi càng nhiều càng tốt. Chú ý các bề mặt để trẻ nằm cần chắc chắn.

Cần linh hoạt: Luân phiên di chuyển vị trí nằm của trẻ để trẻ có thể hướng đầu về phía có chuyển động hay có âm thanh trong phòng. Không nên để trẻ nằm trên gối hoặc giường quá mềm vì nó cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ổn định của phần đầu.

(Theo GiadinhVN.vn)