Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau 1 năm triển khai Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ, NHNN đã hoàn thành giải pháp thanh toán phí trực tuyến đối với thủ tục hành chính, nâng cấp, đưa vào sử dụng 17 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, hạ tầng và nền tảng công nghệ đều sẵn sàng để vận hành các hạng mục nghiệp vụ thuộc cấu trúc Chính phủ điện tử; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được nâng cấp để phục vụ nhu cầu nộp thuế, phí, lệ phí hải quan trực tuyến qua mạng của người dân, doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong hoạt động của các đơn vị. Về kết quả cải cách thủ tục hành chính của tổ chức tín dụng theo Kế hoạch hành động 1355 của NHNN: Hệ thống các tổ chức tín dụng đã có nhiều cải tiến, đổi mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ IV (CMCN 4.0) - cuộc cách mạng mà trong đó các công nghệ như thực tế ảo, Internet của vạn vật (Internet of Things), in 3D, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Cuộc cách mạng này là một xu thế lớn, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Việt Nam có những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với CMCN 4.0. Với cơ cấu dân số trẻ, đa phần sống ở khu vực nông thôn nhưng trình độ học vấn và khả năng tiếp cận các dịch vụ công nghệ mới của người dân Việt Nam đạt mức khá so với các nước trên thế giới. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động của người dân Việt Nam cũng đạt mức cao, trung bình một người dân sở hữu nhiều hơn 1 thuê bao di động.

Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng nói chung cũng như lĩnh vực thanh toán nói riêng tại Việt Nam đã và đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0, cùng với đó sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (Fintech). Fintech đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành Ngân hàng, trong đó có hoạt động thanh toán tại Việt Nam.

Hiện tại chưa ai có thể đoán trước sẽ có những sản phẩm mới nào được ra mắt trong vòng vài năm tới, nhưng có nhiều dự báo cho rằng các sản phẩm ngân hàng, tài chính sẽ bị thay thế dựa trên tốc độ phát triển của công nghệ như hiện nay.

Thanh toán điện tử sẽ “soán ngôi” tiền mặt, séc, thẻ tín dụng và ATM?

Song hành cùng tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, ngành Tài chính - Ngân hàng cũng đạt được những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là trong những ứng dụng thanh toán hằng ngày. Giờ đây, rất đơn chỉ cần một chiếc SmartPhone là có thể thao tác mọi giao dịch ngân hàng hay thậm chí là có thể tích hợp thanh toán ngay trên chiếc đồng hồ đeo tay, nhẫn và cả phương tiện di chuyển. Điều này giúp người dùng không cần phải cất công đi tới điểm giao dịch của ngân hàng mà mọi thứ đều trong tầm tay.

Không chỉ có tiền mặt và các loại thẻ bị “thất sủng” ngay cả hình thức thanh toán bằng séc từng được coi là biểu tượng của giới thượng lưu cũng trở nên lạc hậu.

Với việc liên tục có các sản phẩm công nghệ mới trong quy trình thanh toán, các chuyên gia tiên liệu rằng chỉ trong một thời gian ngắn, tiền mặt cũng sẽ không còn “chỗ đứng”. Và khi đưa tiền mặt vào bị “thất sủng” thì chắc chắn những chiếc máy ATM và thẻ ATM cũng sẽ chung số phận.

Thiết bị lưu trữ sẽ bị “xóa sổ” bởi điện toán đám mây?

Theo báo cáo về các thiết bị di động của Ericsson, hãng này ước tính có tới 70% dân số thế giới sử dụng điện thoại thông minh vào năm 2020. Đồng thời, mạng dữ liệu di động sẽ bao phủ 90% dân số toàn cầu. Những dịch vụ lưu trữ đám mây của Apple, Box, Dropbox, Google và Microsoft sẽ chiếm ưu thế nhờ lợi thế về mức giá cùng các gói dung lượng lưu trữ được mở rộng gần như không giới hạn.

Kết quả tất yếu là người dùng công nghệ sẽ không cần đến các thiết bị như: Ổ cứng di động, USB truyền thống để lưu trữ dữ liệu. Khi đó, những thiết bị này sẽ bị “xóa sổ” hoàn toàn và trở thành một sản phẩm của quá khứ.