Đối với các mẹ Nhật, việc rèn luyện, dạy con thông minh không phải đợi đến khi bé có nhận thức hoàn chỉnh mà phải bắt đầu ngay từ khi bé mới chào đời.
Đừng tưởng đối với các bé sơ sinh chỉ cần chăm chuyện ăn ngủ bỉm sữa. Mẹ có thể “huấn luyện” ngay từ những ngày đầu để phát triển trí thông minh cho con.
Đối với các mẹ Nhật, việc rèn luyện, dạy con thông minh không phải đợi đến khi bé có nhận thức hoàn chỉnh mà phải bắt đầu ngay từ khi bé mới chào đời. Ở giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi, bé có khả năng tiếp nhận một khối lượng thông tin khổng lồ. Vì thế, mẹ cần chú ý phát triển 5 giác quan của trẻ. Đây sẽ là tiền đề cơ bản giúp trẻ có kĩ năng học hỏi, tiếp thu tốt về sau này.
1/ Mẹ Nhật dạy con thông minh thông qua thị giác
Treo quanh giường bé những bức tranh đẹp về thiên nhiên, phong cảnh, kiến trúc,… Trẻ sơ sinh rất thích ngắm nhìn những đồ vật nhiều màu sắc. Ngoài tranh ảnh, mẹ cũng có thể trang trí thêm những món đồ chơi nhiều màu tươi sáng trong phạm vi tầm nhìn của bé.
Với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, bé chỉ có khả năng nhận diện màu trắng – đen, mẹ cho bé ngắm đồ vật hoặc hình ảnh kẻ sọc đen trắng khoảng 3 phút mỗi ngày, đều đặn trong vòng 1 tuần. Cách này giúp khả năng tập trung của bé từ 5 giây tăng lên khoảng 60-90 giây.
Treo một bảng chữ cái gần giường, cũi của trẻ sơ sinh. Càng sớm được tiếp xúc với chữ cái bao nhiêu, lớn lên bé sẽ càng có hứng thú học hành hơn. Nếu bé không tự mình để ý được, mẹ có thể bế bé lại xem bảng chữ cái khoảng 2-3 giây rồi lùi ra xa, bé sẽ thích thú và muốn chạm gần bảng chữ cái.
2/ Bài học thính giác
Cho trẻ sơ sinh nghe nhạc 1-2 lần hằng ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Cũng như trong thai kỳ, âm nhạc với trẻ sơ sinh cũng có tác dụng giúp bé phát triển trí não tương tự. Mẹ có thể bật những bản nhạc quen thuộc lúc bé còn trong bụng mẹ hay nghe, hoặc những bản nhạc mới có giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng, âm lượng vừa phải. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ngân nga theo điệu nhạc, trẻ sẽ rất thích thú khi được nghe giọng mẹ yêu.
Ngoài việc để bé tự nằm và thưởng thức, mẹ có thể bế bé lên, đung đưa theo điệu nhạc, đảm bảo bé sẽ quen dần với nhịp điệu và cảm thấy gần gũi với âm nhạc hơn. Việc trò chuyện thủ thỉ với con cũng rất quan trọng. Không chỉ giúp gắn kết tình thương yêu, mẹ còn đang giúp bé nhận thức được thế giới xung quanh qua chỉ dẫn của giọng nói. Theo đó, khi cho bé ăn, thay tã, tắm cho bé, mẹ nên tranh thủ chuyện trò cùng con, cầm tay bé nói “Tay, tay, tay”, cầm đồ chơi trước mặt bé và nói “Xe, xe, xe”….
3/ Bài học từ xúc giác
Trẻ sơ sinh học và ghi nhớ qua những gì bé nhìn, nghe thấy. Bú mẹ chính là bài học đầu tiên của bé về xúc giác. Mẹ sẽ thấy lần đầu ngậm ti mẹ, bé phải khó khăn và vất vả thế nào mới tìm đúng vị trí đặt miệng vào. Mặc dù mẹ sẽ ra tay “cứu giúp”, nhưng thực tế, thường bé sẽ tự điều chỉnh rất nhanh.
Để trẻ thành thạo hơn và không cần đến sự hỗ trợ của mẹ một cách nhanh nhất, khi cho con bú những lần đầu, mẹ nên đặt ti lên những vị trí khác nhau trên mặt bé như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má. Mẹ có thể dùng cả khăn cả ngón tay của mình để thực hiện thao tác này, trẻ sẽ cảm nhận được cách điều chỉnh không gian, sự khác nhau giữa các vị trí trên, dưới, trái, phải.
4/ Thông minh hơn nhờ bài học vị giác
Trẻ 0-3 tháng tuổi chưa nạp được bất kỳ món gì khác ngoài sữa mẹ, kể cả nước lọc. Tuy nhiên, chỉ là chút “va chạm” nhẹ nhàng với mùi vị thì vẫn ổn. Để kích thích vị giác con phát triển, mẹ nhúng chiếc khăn màn sạch của bé vào nước ấm, nước mát, nước đường, nước muối và cả nước có vị chua từ cam, chanh, chấm vào đầu lưỡi hoặc môi trẻ.
5/ Bài học về khứu giác
Mẹ càng cho bé tiếp xúc với nhiều mùi hương khác nhau, khứu giác của trẻ càng phát triển. Cho bé ngửi hương thơm dịu dàng từ hoa, hương tươi mát của cỏ cây buổi sớm, hay đơn giản những món ăn mẹ nấu thơm phúc hằng ngày.
Để biết được các bí quyết chăm sóc và nuôi dạy con khỏe mạnh & hạnh phúc hơn, cũng như rèn luyện trẻ tự lập để dễ dàng thích nghi với cuộc sống & kích thích tính sáng tạo, tài năng ở trẻ. Mẹ cần hãy thu thập thêm bí kíp để dạy con thông minh, tham khảo ngay sách chăm con phong cách Nhật cực hay sau!
(Theo MB/ Em đẹp)