Mỗi tài xế đều có cách điều chỉnh vô-lăng và ghế ngồi riêng, không có quy chuẩn chung nào về góc độ hay khoảng cách. Tuy nhiên, một số người lại điều chỉnh ghế ngồi quá gần với vô-lăng. Thực tế, vị trí ngồi cũng ảnh hưởng đến an toàn của người lái khi xe xảy ra sự cố. 

Do đó, Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Mỹ (IIHS) và Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) mới đây đã có một số khuyến cáo đến tài xế cách tránh chấn thương từ túi khí phía trước.

vi tri lai 1.jpg

Theo IIHS, túi khí phía trước có thể bung ra ở tốc độ thấp nhất là 16-19 km/h nếu xe phát hiện va chạm với vật cứng. Nếu tài xế thắt dây an toàn, túi khí có thể bung ra khi xe chỉ di chuyển với tốc độ 25 km/h.

Hơn nữa, túi khí chứa khí nóng và bung ra rất nhanh, đến mức ngồi quá gần có thể gây thêm chấn thương thay vì giảm chấn thương như tác dụng của nó. Ngoài ra, tùy thuộc vào góc của vô-lăng và khoảng cách với người lái, họ có thể va vào nửa trên của vô-lăng.

vi tri lai 2.jpg

Năm 1998, các cơ quan chức năng đã yêu cầu nhiều nhà sản xuất ô tô tạm dừng sản xuất túi khí. Đây là hệ quả sau khi hàng trăm vụ va chạm xảy ra gây chấn thương và tử vong do lực mạnh của túi khí khi bung ra. Ngày nay, túi khí đã được cải thiện để có thể cảm nhận được trọng lượng và các yếu tố vị trí của người lái khi xảy ra va chạm.

Tuy nhiên, IIHS và NHTSA cho biết bạn vẫn có thể bị thương nặng nếu không ngồi với ghế và vô lăng được điều chỉnh đúng vị trí theo cơ thể của bạn.

vi tri lai 3.jpg

Cụ thể, các chuyên gia khuyến cáo rằng tài xế nên ngồi thẳng ở giữa ghế, giữ lưng dựa vào lưng ghế và chân đặt trên sàn.

Trước khi lưng ghế ra xa vô-lăng, người lái nên điều chỉnh phần đệm ghế trước. Phải đảm bảo hông cùng đầu gối ngang nhau, và chân có thể thoải mái chạm tới bàn đạp. Tránh để chân duỗi quá xa hoặc đầu gối co lên quá cao.

vi tri lai 4.jpg

Cũng theo lời khuyên từ chuyên gia, tài xế nên ngồi ở vị trí sao cho ngực cách vô lăng ít nhất 25-30 cm. Do túi khí vô lăng nằm ở trung tâm của vô lăng nên cả IIHS và NHTSA đều khuyến nghị ngồi càng xa túi khí phía trước càng tốt. Tất nhiên, nếu người lái ngồi quá xa, chân sẽ không thể chạm tới bàn đạp. Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là giữ khoảng cách ít nhất 25 cm giữa ngực và túi khí trên vô-lăng.

vi tri lai 5.jpg

Tay lái cũng ảnh hưởng một phần đến an toàn của tài xế nếu túi khí bung. Họ nên đặt tay ở vị trí 9 và 3 giờ, không đặt tay trên vị trí 10 và 2 giờ như thói quen chung của nhiều người. Với thiết kế vô lăng và công nghệ túi khí ngày nay, giữ tay ở vị trí 10 và 2 giờ có thể gây chấn thương nghiêm trọng cho tay và cánh tay. Hai vị trí còn lại được khuyến cáo bởi NHTSA.

Bên cạnh đó, những vỏ bọc cho ghế ngồi cũng khiến chúng chặn hoặc làm chuyển hướng túi khí khi bung. Do đó, người tiêu dùng thông thái nên lựa chọn các mẫu theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất gốc (OEM) thay vì mua một số loại “trôi nổi” trên thị trường.

vi tri lai 6.jpg

Để tối ưu sự an toàn trên xe, các tài xế nên cẩn thận với các vật trang trí hoặc đồ vật xung quanh vô lăng. Một số người thường có thói quen đặt đồ lưu niệm trên táp-lô hoặc gắn trên vô-lăng. Tuy nhiên, những vật này có thể trở thành vật thể bay vào người, gây chấn thương khi xe xảy ra va chạm.

Theo Motor Biscuit

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!