Làm thế nào để có Tết ấm no mà không quá hoang phí có lẽ là mối quan tâm của nhiều chị em. Cách đi chợ, mua sắm hợp lý ngày cận Tết đối với những bà nội trợ khéo léo đã khó, huống gì với nàng dâu mới về nhà chồng, chắc hẳn còn lập cập gấp nhiều lần.

Đặc biệt, với những cặp vợ chồng trẻ có thu nhập chỉ ở mức trung bình thì việc chi tiêu cho ngày Tết là cả một bài toán đau đầu. Bởi trăm thứ cần chi tiêu mà lương thì chỉ đủ sống, thưởng Tết cũng chẳng đáng là bao. Mọi thứ phải cân đo đong đếm rõ ràng để sau khi hết Tết vẫn có đủ chi phí cho sinh hoạt.

Song, để có một cái Tết ấm no nhưng lại tiết kiệm nhất cũng không phải là không có cách. Theo chị Kiều Uyên (Hà Đông), một nàng dâu đã về nhà chồng năm thứ hai chia sẻ kế hoạch chi tiêu Tết cụ thể từng món đồ, từng mức giá, từng cách thức mua thì có lẽ chuyện này sẽ không còn khủng hoảng và khó khăn như bạn vẫn tưởng.

Tiêu tiết kiệm vừa đúng vừa đủ

Nhiều chị em có tâm lý năm đầu tiên về nhà chồng, lại được mẹ chồng yên tâm giao cho khoản mua sắm, lo toan cho cả gia đình nên cần phải mạnh tay chi tiêu để lấy lòng. Tuy nhiên, tâm lý này chưa hẳn đã đúng nếu bạn có mức thu nhập chưa cao.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Khi mới về nhà chồng, năm đầu tiên chị Uyên cũng chi phí khá mạnh tay trong việc mua sắm. Hậu quả là sau Tết, ngồi cộng các khoản đã chi tiêu mà giật mình, hết gần 20 triệu đồng.

Chính vì thế, chị Uyên khuyên chị em mới về làm dâu nên tránh việc mua thừa mứa các món đồ ăn chất đầy tủ lạnh, nào thịt gà, bò, thịt lợn, cá, tôm, rau quả, bánh chưng cho tới bánh kẹo mứt thờ Tết hay tiếp khách tới chơi nhà. Cũng không nên dành quá nhiều tiền để mua quà cáp, lễ Tết đắt đỏ, sang trọng không cần thiết.

Không chỉ đồ ăn, mà thức uống cũng là thứ bạn cần tránh sắm sửa nhiều vì tâm lý "sợ thiếu". Đồ uống cho gia đình bao gồm nước ngọt cho trẻ con, bia rượu cho người lớn, nước suối,... Số tiền để mua được các sản phẩm này cũng không phải là nhỏ trong khi không sử dụng hết thì còn thừa ê chề, bạn cũng chỉ đi cho, biếu vì để lâu sẽ hết hạn.

Chưa kể, mua sắm thừa thãi là điều mẹ chồng và gia đình chồng không hoan nghênh đối với con dâu mới. Chi tiêu vung tay quá trán khi kinh tế còn eo hẹp cũng là rủi ro dẫn tới khủng hoảng tài chính cho vợ chồng bạn.

Chính vì vậy, hãy cân đối việc chi tiêu bằng cách dành thời gian ngồi bàn bạc với mẹ chồng và lên danh sách các món đồ cần mua thật cẩn thật và chi tiết. Bạn có thể liệt kê món đồ cần mua và số lượng.

Điều này sẽ giúp bạn được mẹ chồng đánh giá cao mà lại không sợ hoang phí, tốn kém.

Bảng danh sách chi tiêu mẫu để bạn tham khảo

{keywords}
Ảnh minh họa.

Nếu quá khó khăn trong việc trao đổi với mẹ chồng hoặc công việc quá bận rộn bạn cũng có thể trổ tài mua sắm tiết kiệm nhưng đầy đủ chẳng thiếu thứ gì bằng cách tham khảo ngay danh sách chi tiêu mẫu mà chị Uyên đã áp dụng và thấy khá hiệu quả. Biết đâu đó, nó lại giúp ích trong việc mua sắm để tránh dư thừa mà vẫn phù hợp với mức lương thưởng của hai vợ chồng.

Lưu ý: Bạn có thể chỉnh sửa bảng danh sách chi tiêu cho phù hợp với bản thân và gia đình. Nhưng nên cố gắng thực hiện theo đúng bảng danh sách chi tiêu mà mình đã đề ra. Cụ thể danh sách sắm Tết sẽ bao gồm:

{keywords}
 

Tổng tất cả số tiền mua sắm hết 2,3 triệu đồng. Ngoài ra, bạn nên biếu bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ 1 triệu tiền tiêu Tết. Số tiền mừng tuổi cho các cháu, cụ già, họ hàng thân thích đến chúc mừng trong khoảng 1,5 triệu. Tính ra chỉ chi tiêu hết 6 triệu cho một cái Tết.

Trong khi nhiều chị em trẻ tuổi đang kêu than mất tới mấy chục triệu đồng mới lo đủ cái Tết thì bạn vẫn có thể yên tâm cả gia đình có một cái Tết ấm no, tươm tất, không thừa cũng chẳng thiếu gì với số tiền chỉ 6 triệu đồng.

Bạn cũng có thể giữ mức chi tiêu này cho những dịp tết sau vì quá nhiều thịt thà, bánh kẹo ăn thừa thãi cũng sẽ ngán. Thế nên việc chi tiêu hợp lý, tinh giản bớt để tránh lãng phí lại tiết kiệm nên được ưu tiên.

(Theo Phụ Nữ Việt Nam)