Bạn thường chế biến khoai tây theo cách nào: hầm, rán hay nướng? Thực ra, món khoai tây sẽ chỉ thực sự bổ dưỡng khi bạn chọn đúng loại, chế biến đúng cách.
Có bao nhiêu loại khoai tây?
Nếu xét theo màu sắc sẽ có khoai tây trắng, khoai tây vàng, khoai tây nâu, khoai tây đỏ, khoai tây tím.
Nếu xét theo hình dạng sẽ có khoai tây ngón tay, khoai tây tròn.
Còn xét về độ bở, tổ chức Potatoes USA chia thành khoai tây sáp và khoai tây bột. Trong đó, khoai tây sáp có kết cấu dạng như kem, chắc khi nấu chín. Đó là bởi nó có lượng tinh bột thấp và hàm lượng nước cao. Loại khoai này sẽ giữ được nguyên hình dạng của chúng sau khi nấu, rất lý tưởng khi dung để luộc, hấp và đút lò.
Còn khoai tây bột là loại có hàm lượng nước thấp và tại thời điểm thu hoạch, hầu hết lượng đường trong khoai đã chuyển sang dạng tinh bột. Điều này làm cho khoai có kết cấu khô xốp khi nấu chin, thích hợp với cách chế biến nướng và nghiền, đặc biệt là chiên do lượng đường thấp nên khoai ít khi bị cháy.
Mỗi loại khoai một công dụng
Khoai tây (vỏ) nâu: Loại khoai này là sự lựa chọn tuyệt vời khi dung để nướng hay chiên với thành phẩm vỏ ngoài giòn và mềm mịn ở bên trong.
Khoai tây nâu cũng rất thích hợp để làm khoai tây nghiền nhờ màu sang và mịn. Với hương vị và kết cấu mềm mượt khi nướng nên rất thích hợp với các loại phủ mặt.
Khoai tây nâu cũng thích hợp với nướng khi cắt thành khối dài hoặc cắt múi.
Khoai tây vàng: Khoai tây vàng rất phổ biến với người tiêu dung và các đầu bếp nhờ hương vị bơ và kết cấu dạng kem. Nướng vỉ sẽ giúp cho vỏ khoai giòn và tang them kết cấu đặc, tạo ra 1 hương vị caramel hơi ngọt.
Kết cấu giống kem và màu vàng của khoai tây vàng sẽ đồng nghĩa với việc ít phải sử dụng bơ khi chế biến món ăn.
Kết cấu mịn như bơ nên có thể dung nướng, đút lò hoặc làm khoai tây nghiền
Khoai tây đỏ: Vì có kết cấu dẻo nên khoai tây đỏ vẫn giữ được hình dạng như ban đầu sau khi nấu cho dù nướng hay hầm.
Vỏ khoai mỏn với mùa đỏ nên khi them vào các món sa lát hay món ăn kèm sẽ tạo sự đa dạng giữa màu sắc và kết cấu.
Vỏ khoai có màu đỏ do đó thường được dung làm món sa lát, cho vào pizza hoặc các món súp hay hầm.
Khoai tây đỏ cũng rất ngon khi nướng hoặc nghiền.
Tư vấn của chuyên gia
Theo đầu bếp người Mỹ gốc Việt nổi tiếng Jack Lee Chef, có rất nhiều cách để chế biến khoai tây (luộc, hầm, chiên, nướng) nhưng nướng là cách tận dụng tối đa hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai tây.
Cụ thể, trong khẩu phần 100g, hàm lượng các chất dinh dưỡng của:
Khoai luộc bỏ vỏ có: 379mg kali, 22mg magiê, 1,8g chất xơ và 0,299mg vitamin B6
Khoai tây chiên có: 400mg kali, 21mg magiê, 1,9g chất xơ và 0,168mg vitamin B6
Khoai tây nướng có: 535mg kali, 28mg magiê, 2,2gam chất xơ, và 0,311mg Vitamin B6
Với một củ khoai tây cỡ vừa, vỏ sẽ có hàm lượng vitamin C đạt 45% giá trị cần hàng ngày và chứa nhiều kali hơn chuối; là nguồn cung cấp vitamin B6; hàm lượng thiamine chiếm 8%; folate chiếm 6%, magie chiếm 6%, phốt pho chiếm 6%, sắt chiếm 6% và kẽm chiếm 2% nhu cầu mỗi ngày. |
Mẹo hay giúp bạn nấu riêu cua đông lại thành miếng
Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách làm riêu cua đông lại thành miếng đẹp như đầu bếp ngoài hàng.
12 mẹo vặt tuyệt vời này sẽ giúp bạn tiết kiệm vô số thời gian trong nhà bếp
Với những mẹo vặt này, chị em sẽ thấy công việc nấu nướng trở nên rất thú vị, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều thời gian để làm những việc khác.
Giữ bình tĩnh và 7 kỹ năng sống còn khi máy bay gặp sự cố
Khi máy bay gặp sự cố, tư thế ngồi an toàn là gập người sát đầu gối hoặc gục vào thành sau của ghế trước. Bình tĩnh giúp bạn có nhiều khả năng sống hơn là hoảng loạn.
(Theo Dân trí)