Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng, thể hiện những ước nguyện của gia chủ trong năm mới đến.

Độc đáo những mâm ngũ quả ngày Tết

{keywords}

Mâm ngũ quả ngày Tết. Ảnh: baodautu.vn

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết theo truyền thống hồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên.

Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.

Năm là số quả trong mâm tượng chưng cho sự sống, theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Ngoài ra số 5 là số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.

Hiện nay do thể hiện tính thẩm mỹ cùng thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên mà người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở miền Bắc người ta vẫn chọn số quả lẻ khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết trong khi đó miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết.

Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).

Số chẵn và lẻ

Hiện nay, mâm ngũ quả được bày biện theo ý muốn cũng như điều kiện của gia chủ, tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng.

Ví dụ như mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối xanh - thể hiện mong muốn được thiên nhiên che chở, bảo vệ giúp việc làm ăn thuận lợi hơn.

Trái lại, trong mâm ngũ quả của người miền Nam lại không có chuối bởi họ cho rằng từ chuối đọc khá giống từ "chúi", thể hiện sự đi xuống, cúi xuống, không ngẩng cao đầu.

Người Nam cũng không bày quả cam lên mâm ngũ quả bởi người xưa có câu "quýt làm cam chịu", nếu bày quả cam thì sẽ không may mắn.

Thay vào đó, mâm ngũ quả của người Nam thường có chứa các loại quả mãng cầu, dừa,, dừa, đu đủ, xoài, sung (là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu "cầu vừa đủ xài sung), hoặc có thể thêm 3 trái thơm (dứa) để làm chân đế thể hiện sự vững vàng.

Theo quan niệm của người Bắc thì lại khác, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả miễn sao đẹp mắt là được, thậm chí là quả ớt sừng.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại hơn, các loại trái cây cũng phong phú và đa dạng hơn, do đó, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời muốn mâm ngũ quả của gia đình mình đẹp mắt hơn nên cách bày mâm ngũ quả ngày Tết cũng phong phú hơn, bắt mắt hơn.

Mâm ngủ quả không chỉ bó buộc trong 5 loại quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí là 10 loại quả, số quả là chẵn hay lẻ cũng không quan trọng. Và dù số quả là bao nhiêu thì người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.

Tuy nhiên, bài trí mâm ngũ quả là một tín ngưỡng dân gian, thể hiện lòng thành của con cháu với tổ tiên nên cũng cần có những quy tắc không được phạm phải, chẳng hạn như không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì lên mâm ngũ quả, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính theo loại quả chứ không tính theo số quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.

Theo Bnews