9 quy tắc trong ăn uống dưới đây sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi thông minh từ trong bụng mẹ.

Rất nhiều các loại thực phẩm đã được chứng mình là có ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và khả năng ghi nhớ của em bé, đồng thời cũng có những loại thực phẩm gây cản trở cho quá trình hình thành và phát triển bộ phận này. Vậy khi mang thai, mẹ nên và không nên ăn gì để thai nhi thông minh nhất?

Dưới đây là những quy tắc trong ăn uống khi bầu bí mẹ bầu cần lưu ý:

Bổ sung vitamin hàng ngày trước và trong khi mang thai

Việc bổ sung vitamin trước và trong suốt thai kỳ là vô cùng quan trọng. Bà bầu cần bổ sung đủ axit folic và vitamin B12 để hỗ trợ cho các tế bào máu đỏ, vitamin C giúp sản xuất collagen, vitamin D tốt cho xương và kẽm để phát triển não bộ. Nếu trong chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ các loại vitamin này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được uống viên nang bổ sung.

Đừng quên ăn cá

Cá và các thực phẩm giàu omega-3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc trường đại học Y khoa Harvard, những phụ nữ ăn nhiều cá hơn trong 3 tháng giữa thai kỳ thì em bé sẽ đạt điểm kiểm tra chỉ số thông minh cao hơn khi được 6 tháng tuổi.

Omega-3 được tìm thấy trong màng não tế bào vì vậy nó rất dễ ảnh hưởng đến các chức năng của não bộ. Vì vậy để não thai nhi phát triển tốt nhất mẹ nên ăn cá hoặc bổ sung dầu cá thường xuyên.

{keywords}

Cá chứa nhiều omega-3 giúp thai nhi thông minh hơn. (ảnh minh họa)

Tránh dung nạp thủy ngân

Cá rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ nhưng mẹ cần chú ý tránh những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngâm cao. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn cá mập, cá kình, cá thu, cá kiếm… vì chũng có chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho thai nhi. Bà bầu được khuyên nên ăn khoảng 300-400gram cá mỗi tuần.

Tránh rượu bia

Mặc dù hội chứng rượu bào thai thường xảy ra ở những người nghiện rượu bia nặng nhưng điều đó không có nghĩa là uống ít thì không ảnh hưởng đến em bé. Một lượng nhỏ rượu vang hay đồ uống có chứa cồn đều có thể gây tổn hại đến não em bé. Mẹ uống nhiều rượu khi mang thai thì em bé sau này sẽ dễ có nguy cơ ảnh hưởng đến các vấn đề về học tập, sự chú ý, tập trung, trí nhớ và kỹ năng sống…

Đừng quên protein

Cơ thể mẹ cần bổ sung protein nhiều hơn khi mang thai để xây dựng tế bào và giúp cho các kích thích tố của em bé phát triển. Thực tế, lượng protein mỗi ngày của mẹ cần bổ sung thêm 10 gram. Một số thực phẩm chứa lượng protein lớn như một ly sinh tố sữa chua vào bữa sáng, một chén súp đậu vào bữa trưa, thịt bò nạc, thịt thăn…

Bổ sung trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, rất tốt cho sự hình thành và phát triển của em bé. “Chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ các mô não của thai nhi khỏi bị tổn thương”, chuyên gia dinh dưỡng Elizabeth Somer chia sẻ.

Các mẹ bầu nên chọn những thực phẩm có màu đậm như rau lá xanh thẫm, đu đủ, quả việt quất, cà chua… là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất. Mẹ bầu cũng cần nhớ phải rửa sạch trái cây và rau quả để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

{keywords}

Trong thời gian mang thai, chị em chớ bỏ qua hoa quả. (ảnh minh họa)

Bổ sung sắt

Lượng sắt của mẹ cần phải tăng gấp đôi khi mang thai, vì sắt giúp cung cấp oxy, duy trì sự sống cho em bé. Thiếu sắt là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Khi mẹ bầu bị thiếu sắt, thai nhi có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu oxy trong tử cung, nguy cơ tăng trưởng kém, chỉ số IQ thấp hơn… Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung thêm sắt vào những giai đoạn cần thiết.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt gà, đậu, ngũ cốc…

Đừng tăng cân quá nhiều

Mang thai không có nghĩa là ăn cho hai người theo quan niệm của nhiều mẹ nghĩ. Việc mẹ bầu ăn quá nhiều, tăng cân quá nhiều sẽ có thể gây ra những bất lợi với thai nhi, khiến trẻ tăng nguy cơ sinh non hoặc béo phì.

Phụ nữ mang thai được khuyên chỉ nên tăng từ 11-14kg là đủ.

Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh

Toxoplasmosis là bệnh được gây ra bởi một loại ký sinh trùng có trong thịt sống và trứng chưa được nấu chín. Vi khuẩn có trong những thực phẩm này có thể khiến mẹ bị cúm, sốt và gây ra những hậu quả tai hại với bé như mù mắt, thị lực kém, chậm phát triển hệ thần kinh. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, mẹ cần:

- Rửa tay, dao, thớt sạch trước và sau khi chế biến thức ăn

- Nấu chín thịt

- Không nên ăn những loại thịt lạ, đồ ăn tái, sống tại nhà hàng.

- Không nên ăn trứng tái, sống

(Theo Khám phá)