Theo Insider, Phó Giáo sư về cơ khí và kỹ thuật hàng hải Jasper Graham-Jones thuộc Đại học Plymouth nhận định như vậy. Ông Jones nói, những bức hình và video về xác tàu Titan được công bố gần đây đã củng cố giả thuyết ban đầu của ông. Nhà nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ mảnh thân tàu lớn nào nằm trong số những mảnh vỡ đã được tìm thấy.
Ông John nói, những chứng cớ trên phù hợp với giả thuyết các chuyến đi lặp lại đã tạo nên những vết nứt nhỏ trên vật liệu sợi carbon của con tàu và làm nó yếu dần. Đó cũng là lý do tại sao con tàu từng tiến hành các chuyến tham quan xác tàu Titanic vào năm 2021 và 2022 mà không gặp sự cố nào.
Vật liệu được dùng để đóng tàu lặn Titan cũng đã gây tranh cãi. Giám đốc điều hành của OceanGate (công ty vận hành tàu lặn Titan) Stockton Rush được cho là từng nói với tạp chi Travell Weekly rằng ông đã sử dụng sợi carbon không đúng tỷ lệ của công ty sản xuất máy bay Boeing để tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Boeing đã phủ nhận việc bán vật liệu cho công ty OceanGate và Giám đốc điều hành của Boeing cũng bác bỏ tuyên bố trước đây của OceanGate rằng họ đã hợp tác thiết kế thân tàu.
Được biết, sợi carbon nhẹ và rẻ nhưng titan thường được dùng nhiều hơn trong các hoạt động dưới biển sâu vì nó có thể chịu được áp lực tốt hơn.
Các mảnh vỡ của tàu lặn Titan đã được Lực lượng tuần duyên Canada ở Newfoundland đưa vào bờ hồi đầu tuần trước, giúp các chuyên gia và các nhà quan sát khác có cái nhìn cận cảnh hơn về con tàu gặp nạn của công ty du lịch biển OceanGate.
Tàu lặn Titan mất liên lạc với tàu mẹ sau chưa đầy 2h lặn xuống biển ngày 18/6. Sau đó, Lực lượng Tuần duyên Mỹ cho biết con tàu đã bị nổ, khiến toàn bộ 5 người trên khoang thiệt mạng.