|
Trẻ em cần được hướng dẫn cách tự bảo vệ mình trên mạng |
Bài liên quan:
Ai đang bảo vệ con cái chúng ta trên mạng?
Bảo vệ trẻ em trong không gian mạng
Điều này được thể hiện khá rõ nét trong rất nhiều những hành động và phát ngôn của các nhà lãnh đạo quốc gia. Louis J. Freeh – Cựu Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã từng phát biểu: “Trẻ em là tài sản đáng giá nhất của mỗi quốc gia. Hướng dẫn trẻ em tránh xa những mối hiểm họa trong thế giới mạng cũng như không để chúng trở thành nạn nhân của tội phạm mạng cần phải là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay”.
Trẻ em - mục tiêu dễ bị tấn công nhất
Thế nhưng, cuộc chiến này cũng không hề dễ dàng hay nhanh chóng có kết quả bởi lẽ với thế giới tội phạm, không có gì dễ dàng và thu được nhiều lợi nhuận như việc khai thác đối tượng trẻ em để kinh doanh.
Không chỉ gói gọn trong phạm vi của một quốc gia nào đó, cuộc chiến này đã và đang được nhân rộng ra toàn cầu. Sự ra đời của CEST là một ví dụ điển hình.
Lo ngại trước vấn nạn lạm dụng tình dục trẻ em trên môi trường Internet, năm 2004 chính phủ Canada đã đề nghị CEO Microsoft lúc bấy giờ là Bill Gates hỗ trợ. Kết quả của sự hợp tác này là sự ra đời của Hệ thống theo dõi tình trạng lạm dụng trẻ em (Child Exploitation Tracking System - CETS). Công cụ CEST đã nhanh chóng được rất nhiều quốc gia áp dụng cùng với đó là sự ra đời của các trung tâm CEOP (Trung tâm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng) tại Canada, Chile, Brazil, Indonesia, Italy,Tây Ban Nha, Romania, Anh và Australia.
Theo báo cáo của các CEOP trên nhiều quốc gia, lạm dụng tình dục trẻ em là vấn đề nhức nhối và nổi cộm nhất. Ước tính ngành “công nghiệp tình dục trẻ em” này mỗi năm thu về khoản lợi nhuận khổng lồ từ 3 – 5 tỷ USD. Trung bình mỗi tuần, khoảng 200.000 bức ảnh khiêu dâm với đối tượng là trẻ em đã được tung lên mạng Internet và xuất hiện ở khoảng 30 triệu website khiêu dâm. Những con số khiến không ít người giật mình.
Kể từ khi công cụ CEST và các trung CEOP ra đời, tình trạng này đã có phần giảm xuống nhưng giống như một con bạch tuộc, mỗi khi chiếc vòi này bị cắt đứt, ngay lập tức chiếc vòi khác xuất hiện với sự hoạt động táo tợn và tinh vi hơn.
Báo cáo của CEOP Anh cho biết, nếu trong năm 2006 họ đã cứu được 138 trẻ em khỏi tay bọn tội phạm, bắt giữ 240 tên “yêu râu xanh” và triệt phá được khoảng 3 đường dây buôn bán, bắt cóc trẻ em làm nô lệ tình dục toàn cầu. Đến năm 2008, những con số nạn nhân được giải cứu và thủ phạm bị bắt đã cao gần gấp 3 lần.
Tại Australia, hồi tháng 8/2008, chính phủ nước này đã khai trương website có tên là NetAlert (Netalert.gov.au) và thiết lập một đường dây nóngđể các gia đình có thể tải miễn phí bộ lọc Internet hay nhận những lời khuyên về an ninh mạng.
Hai bộ lọc cung cấp miễn phí là Optenet Web Filter và Safe Eyes có thể được tải về trực tiếp từ NetAlert hoặc được gửi đến người sử dụng qua email. Bà Coonan – nguyên Bộ trưởng Truyền thông Australia nói các bộ lọc sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi những hình ảnh trên Web không thích hợp và những "con yêu râu xanh" trong các chat room. Còn hotline hoạt động 7 ngày/tuần từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối, cho phép các gia đình nhận những lời khuyên miễn phí về an ninh mạng.
Một số tổ chức quốc gia và quốc tế bảo vệ trẻ em trên mạng
Child Helpline International ( http://www.childhelplineinternational.org - CHI) – Đường dây điện thoại hỗ trợ trẻ em quốc tế. CHI là mạng lưới viễn thông giúp đỡ trẻ em toàn cầu có trụ sở tại thành phố Amsterdam (Hà Lan) hiện đang hoạt động trên 160 quốc gia khắp thế giới.
Childnet International (http://www.childnet-int.org)
Childnet Internetional là một tổ chức quốc tế có nhiệm vụ kết hợp với các tổ chức, chính phủ trên toàn cầu để đưa Internet trở thành môi trường an toàn và hữu ích cho trẻ em. Tổ chức này làm việc trong 3 lĩnh vực chính: Tiếp cận; Cảnh báo; Bảo vệ & Chính sách.
Tại Mỹ:
Rất nhiều các tổ chức chính phủ của Mỹ đã được giao nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn của trẻ em trong môi trường mạng. Điển hình nhất là: Cục điều tra liên bang (FBI) với cơ quan FBI Parents Guide to Internet Safety (Giúp đỡ và hướng dẫn các bậc cha mẹ trong việc bảo vệ sự an toàn của trẻ em trên mạng), Ủy ban Viễn thông liên bang (FCC) hay Trung tâm ứng cứu máy tính khẩn cấp (US-Cert) với hệ thống cảnh báo quốc gia về an toàn mạng...
Đáng chú ý, kể từ năm 2006 đến nay, hàng năm chính phủ Mỹ đều tổ chức một Hội nghị thượng đỉnh toàn quốc dành cho thanh thiếu niên (Teen summit) và một trong những nội dung quan trọng trong hội nghị này là “chung sống an toàn trong thế giới mạng” (Teen
Tại Anh:
Chính phủ Anh được coi là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong cuộc chiến bảo vệ trẻ em trong không gian mạng. Điển hình cho các hoạt động của chính phủ là Cơ quan quốc gia vì Trẻ em, Trường học và Gia đình. Hiện nay, cơ quan này đang triển khai một chương trình có tên “Safer Children in a Digital World” (Trợ giúp trẻ em trong thế giới số) và thành lập Hội đồng Anh Vì sự an toàn của trẻ em trên Internet (UK Council for Child Internet Safety).
Ngoài ra, FOSI (Viện nghiên cứu về an toàn mạng cho gia đình) cũng là một tổ chức khá có tiếng ở Anh. Mục tiêu hoạt động của FOSI là nhằm mang lại một thế giới online an toàn hơn cho trẻ nhỏ và gia đình bằng cách xác định và đưa ra các công cụ và phương pháp trợ giúp tốt nhất. Tuy nhiên, FOSI được biết đến nhiều hơn nhờ vào trang web Confoki.org – một website được thiết kế để cung cấp các nội dung phù hợp cũng như hướng dẫn trẻ em có độ tuổi từ 12 trở nên biết cách hành xử trong môi trường web.
Tại EU:
Nổi bật nhất trong những hoạt động bảo vệ trẻ em trong không gian mạng là các chương trình làm việc của EU Kids online (eukidonline.net) – Dự án nghiên cứu của EU do Chương trình an toàn Internet của EC thành lập có thời hạn hoạt động từ năm 2006 đến hết năm 2009. Dự án EU Kids online tiến hành các nghiên cứu tại 21 quốc gia thành viên về cách thức trẻ em và người trẻ tuổi sử dụng Internet và các phương tiện truyền thông để giao tiếp hiện nay. Các chương trình nghiên cứu của EU Kids online được thực hiện trên nhiều nền văn hóa khác nhau của khu vực; đồng thời phân tích kinh nghiệm sử dụng Internet của trẻ để đưa ra những hướng dẫn mang tính thực tế tốt nhất.
Tại Hàn Quốc:
Nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất chính sách và thực hiện việc bảo vệ trẻ em trong không gian mạng được chính phủ Hàn Quốc giao cho 3 cơ quan chủ yếu: Ủy ban tiêu chuẩn Viễn thông (KCSC), Cơ quan quốc gia về cơ hội số (KADOP), Bộ An sinh và gia đình.
Tổng hợp