{keywords}
{keywords}

Ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Gregory là điều đã khá quen thuộc và phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, có một điều mà ít ai biết là trong thời Trung cổ, dưới ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo, nhiều quốc gia Tây Âu đã chuyển đầu năm sang một trong những lễ hội quan trọng của Cơ đốc giáo như ngày 25 tháng 12 (được cho là Lễ giáng sinh của Giê-su), 25 tháng 3 (Truyền tin) hay Lễ Phục sinh (Pháp). Theo thời gian, hầu hết các nước Tây Âu đã thay đổi ngày bắt đầu của năm thành ngày 1 tháng 1 trước khi họ áp dụng lịch Gregorius. Ở một số quốc gia thậm chí còn có một nghị định hoặc luật chính thức quy định rằng ngày bắt đầu của năm phải là ngày 1 tháng Giêng.

Mặc dù việc chuẩn bị cho những khởi đầu mới đã trở thành thông lệ từ ngàn đời nay, nhưng trong những năm gần đây, đêm giao thừa lại có vị trí đặc biệt quan trọng với màn bắn pháo hoa và những bữa tiệc bên bạn bè và gia đình ở nhiều nơi trên thế giới. Màn bắn pháo hoa thường niên đêm Giao thừa ở Quảng trường Thời đại ở New York là sự kiện thu hút đông đảo người dân địa phương cũng như các du khách. Ước tính mỗi năm có hơn một triệu người đổ xuống đường để tham dự sự kiện này.

{keywords}
{keywords}

Ngày Tết Nguyên đán thay đổi theo từng năm khi các tháng được đánh dấu bằng chu kỳ của Mặt trăng. Vì vậy, Năm mới sẽ được tổ chức vào ngày trăng đầu tiên theo Âm lịch. Đây là dịp lễ có nhiều điểm tương đồng với Tết Dương ở các nước phương Tây, nhưng nó lại chủ yếu được tổ chức ở các quốc gia Đông Á với truyền thống lâu đời. Đây là dịp các thành viên trong gia đình tề tựu, đi thăm viếng lẫn nhau và nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Pháo hoa được đốt lên để xua đuổi tà ma, các ngôi nhà được dọn dẹp để đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân và những điều tốt đẹp trong năm mới. Bánh mứt và trà được chuẩn bị sẵn trong các khay để tiếp đãi những người tới chúc Tết. Tất cả đều được lựa chọn cẩn thận, kỹ càng, tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc và hạnh phúc.

{keywords}
{keywords}

Nowrūz đánh dấu ngày đầu tiên của mùa xuân và bắt đầu năm mới theo lịch Iran. Nó được tổ chức vào ngày Xuân phân ở Bắc bán cầu, thường rơi vào ngày 21 tháng 3 theo Dương lịch. Nowrūz có nghĩa là 'Ngày mới' trong tiếng Farsi của người Ba Tư. Đây là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của các quốc gia Trung Á. Thời điểm Mặt Trời đi qua xích đạo địa cầu và cân bằng ngày đêm được tính chính xác hàng năm là các gia đình người Iran quây quần bên nhau để cử hành các nghi lễ truyền thống.

{keywords}
{keywords}

Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo vì vậy nước này ăn tết theo Phật lịch. Theo Phật lịch, năm mới bắt đầu bằng ngày Đản sinh của Đức Bồ Tát Siddhartha 15/4 và ngày lễ chính thức được mở đầu bằng lễ tắm Phật trên chùa. Sau lễ tắm Phật, mọi người bắt đầu chào mừng năm mới bằng hội té nước. Từ năm 1941, Hoàng gia Thái đã quy định rằng ngày Tết Songkran bắt đầu vào ngày 13/4 (Dương lịch) hàng năm.

Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa là "lúc thời gian chuyển dịch, Mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ', mọi người đón mừng Đức Thái Từ Bồ Tát Siddhartha đản sanh bằng việc phun nước vào người nhau để thanh lọc tinh thần và gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới.

Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên trời phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào phun lên người nhau để chúc phúc.

{keywords}
{keywords}

Muharram đánh dấu tháng đầu tiên của lịch Hồi giáo, với ngày đầu năm được tổ chức vào ngày 10 của tháng Muharram (còn được gọi là Ngày Ashura). Dù hai giáo phái chính của Hồi giáo là Ghia và Sunni có các truyền thống và nghi lễ tương đối khác nhau trong dịp này nhưng tự chung lại đều hướng tới mục đích là tưởng nhớ, tự đánh giá và bày tỏ lòng biết ơn. Nhiều người Hồi giáo trên khắp thế giới trong dịp này thường đến thăm các gia đình, tham gia buổi cầu nguyện tại các nhà thờ Hồi giáo và ăn chay trong Ngày lễ Ashura. Năm mới này là khoảng thời gian để suy ngẫm và chiêm nghiệm - Muharram có nghĩa là 'bị cấm' nên việc đánh nhau đặc biệt bị cấm trong tháng này.

{keywords}
{keywords}

Enkutatash là Tết của người Ethiopia và Eritrea, được tổ chức vào ngày 11 tháng 9 theo Dương lịch. 'Enkutatash' có nghĩa là 'món quàg của trang sức'. Lễ kỷ niệm Enkutatash thường kéo dài khoảng một tuần và là dịp các gia đình tập trung, quây quần bên nhau. Nó thường đánh dấu sự kết thúc của mùa mưa ở Ethiopia khi hoa cúc vàng bắt đầu xuất hiện trên khắp các vùng nông thôn.

{keywords}
{keywords}

Diwali hay Dīpāvali là một lễ hội quan trọng trong văn hóa Ấn Độ Giáo. Đây còn được gọi là Lễ hội ánh sáng, kéo dài khoảng 5 ngày. Trong dịp này, người Hindu thường có phong tục thắp đèn dầu bấc vải (gọi là dipa) để ăn mừng chiến thắng của thần Krishna trước Narakasura, chiến thắng của ánh sáng trước bóng đêm, biểu tượng cho chiến thắng của cái thiện trước cái ác.

Ngày tổ chức lễ hội Diwali thay đổi hàng năm tùy thuộc vào lịch Hindu, nhưng thường rơi vào giữa tháng 10 và giữa tháng 11 Dương lịch. Thời điểm diễn ra vào amavasya (trăng non), đêm đen tối nhất trong lịch Hindu. Trước Tết Diwali, người Ấn Độ thường dọn dẹp và trang trí nhà cửa để chào đón Lakshmi, nữ thần của sự giàu có, với lối vào bằng cát màu, bột gạo và hoa.

{keywords}
{keywords}

Rosh Hashanah là năm mới của người Do Thái, thường được tổ chức vào ngày đầu tiên và ngày thứ hai trong tháng Tishrei âm lịch. Rosh Hashanah có nghĩa là 'đầu năm', được coi là khoảng thời gian để suy ngẫm, để chuộc lỗi cho bất kỳ hành vi sai trái nào trong năm và tha thứ cho người khác. Một tiếng kèn shofar (kèn sừng của cừu đực) được thổi trước và trong lễ Rosh Hashanah, như một tiếng gọi truyền cảm hứng cho việc tìm kiếm và phát triển linh hồn trong năm tới. Truyền thống và phong tục trong lễ Rosh Hashanah có thể khác nhau giữa các gia đình, nhưng nhìn chung họ đều sẽ ăn những hạt lựu để có nhiều may mắn trong năm mới.