{keywords}
Cảnh sát biển Việt Nam kiểm tra tàu của cá ngư dân và tiến hành tuyên truyền pháp luật trên biển.

Tại Điều 7, Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 đã quy định 06 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, làm cơ sở đảm bảo hoạt động của Cảnh sát biển; thống nhất với quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Cảnh sát biển, bao gồm:

-  Chống đối, cản trở hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ;

- Mua chuộc, hối lộ hoặc ép buộc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam làm trái chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn;

- Giả danh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam; giả mạo tàu thuyền, phương tiện của Cảnh sát biển Việt Nam; làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, con dấu, giấy tờ của Cảnh sát biển Việt Nam;

- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam để vi phạm pháp luật; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam nhũng nhiễu, gây khó khăn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp trên biển;

- Hành vi khác vi phạm quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018.

{keywords}
Cảnh sát biển Việt Nam kiểm tra, tạm giữ tàu trở 100.000 lít dầu bất hợp pháp. Ảnh cắt từ clip.

Có thể thấy, những hành vi bị nghiêm cấm trên đây trực tiếp liên quan đến hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển. Việc quy định rõ các nhóm hành vi bị nghiêm cấm này đối với các tổ chức, cá nhân và cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển là rất cần thiết để bảo đảm cho Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời, những quy định này cũng thống nhất với một số luật về quốc phòng, an ninh.

Hồng Hạnh
Ảnh: Anh Phương