- Các bệnh sản phụ khoa đang ngày một đe dọa đến sức khỏe và tinh thần của các chị em phụ nữ. Bởi vậy việc tìm hiểu về những biện pháp phòng ngừa và hạn chế bệnh phụ khoa đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết.

Khám sản khoa, tá hỏa phát hiện nam bác sĩ là bạn học cũ
Cắn răng chịu đau chỉ vì ngại khám phụ khoa
Vợ đi khám thai gặp ngay chồng và nhân tình đi chữa bệnh

Nguyên nhân bệnh phụ khoa

Tinh thần căng thẳng, stress kéo dài, sức đề kháng kém.

Mất cân bằng nội tiết tố như: mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh hay chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc viêm nhiễm vùng kín.

Tiến hành các thủ thuật phụ khoa không an toàn: nạo phá thai, đặt vòng tránh thai,…

{keywords}

Độ pH ở vùng kín >4,5 khiến cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn vi khuẩn có lợi gây bệnh viêm nhiễm.

Mặc quần lót chật, làm bằng chất liệu không thông thoáng, quần lót ẩm ướt, khi giặt không được phơi ở nơi có nhiều ánh nắng, giặt chung áo quần với người bị viêm nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ gây bệnh.

Tắm cùng hồ bơi với người bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa nên bị lây bệnh.

Dùng xà bông và các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, thụt rửa vùng kín khiến vùng kín bị tổn thương và viêm nhiễm.

Vệ sinh vùng kín kém, không rửa vùng kín trước và sau khi quan hệ, trong kì kinh nguyệt, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, không chịu thay băng thường xuyên, nước rửa vùng kín không đảm bảo sạch.

Cách phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Với những nguyên nhân gây bệnh nêu trên chúng ta có thể nhận thấy bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất dễ bị mắc phải nếu bạn không cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày. Để đề phòng căn bệnh phổ biến này bạn cần phải:

Ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại mầm bệnh lây nhiễm. Có thể bổ sung thêm các viên uống chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tắm rửa cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, vệ sinh vùng kín thường xuyên đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt và sau mỗi lần đi vệ sinh, không thụt rửa âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dùng, dịu nhẹ nhằm duy trì độ pH vùng kín ở ngưỡng an toàn từ 3,8-4,5 để các vi khuẩn có hại không có điều kiện phát triển mạnh và chung sống hòa bình với các vi khuẩn có lợi.

Không dùng xà bông và các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.

Không mặc quần lót và áo quần quá chật, hạn chế tối đa quần lót ẩm ướt. Đối với áo quần lót tốt nhất bạn nên giặt riêng để tránh không bị lây nhiễm bệnh từ người khác nhé.

Lựa chọn vải quần lót từ chất liệu cotton 100% và thay thường xuyên trong ngày.

Đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt, phải thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất là bốn tiếng một lần và phải sử dụng băng vệ sinh đạt chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.

Dọn dẹp nhà tắm và nhà vệ sinh sạch sẽ để tránh bị lây nhiễm từ môi trường này.

Vệ sinh sạch sẽ cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.

Không nên tắm rửa, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Luôn giữ vùng kín khô ráo, sạch sẽ và phải đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường như ngứa, rát, có mùi hôi,… để kịp thời chữa trị.

Định kỳ ba tháng bạn nên đi khám phụ khoa một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của mầm bệnh và chữa trị tận gốc ngay sau đó.

Hãy tạo cho mình một thói quen tốt để phòng ngừa và hạn chế bệnh phụ khoa.

Nguyễn Thu Hiền