- Tự nhận thời học phổ thông học "rất trung bình" thậm chí nhiều môn rất dốt, nhưng hát hay. Thời đi học của chị gắn với "chức" quản ca. Và nhiều năm liền học bạ của chị luôn có mở ngoặc "nghịch ngầm". Ở tuổi 61, có người đã "quy tiên", số đông ngồi "hưởng thụ" - còn chị phải nói "gừng càng già càng cay"....
Học sinh nô nức gửi bài văn yêu thích
GS Hoàng Tụy nhận giải thưởng giáo dục
Câu hỏi bí mật đưa nước Mỹ tiến lên
Chị là Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Thanh Hoa. Một buổi sáng cuối tuần chị hẹn tới công ty riêng ở Giảng Võ rồi bất ngờ thay đổi địa điểm với lý do, chị phải về nhà (53 Lê Ngọc Hân) chuẩn bị quần áo cho buổi biểu diễn tối cùng ngày.
Buổi trò chuyện với chị diễn ra ngay tại phòng riêng với những câu chuyện về thời đi học....
“Kiện” Ban Giám hiệu vì đã “lộ” vẫn phê “ngầm”
Nói về thời đi học phổ thông (cấp 1, 2, 3) Thanh Hoa tự nhận "học rất trung bình", thậm chí có nhiều môn học rất dốt như môn Hóa học và Toán. Chị nhớ lại "hồi đó mình nổi tiếng là nghịch, nhưng hát hay".
Nhiều năm liền học bạ cô giáo phê đều có mở ngoặc "nghịch ngầm". Cho đến năm lớp 7, mình cầm học bạ lên Ban Giám hiệu "chất vấn" mà các thầy cô cứ cười bò ra."
Học sinh nô nức gửi bài văn yêu thích
GS Hoàng Tụy nhận giải thưởng giáo dục
Câu hỏi bí mật đưa nước Mỹ tiến lên
Chị là Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Thanh Hoa. Một buổi sáng cuối tuần chị hẹn tới công ty riêng ở Giảng Võ rồi bất ngờ thay đổi địa điểm với lý do, chị phải về nhà (53 Lê Ngọc Hân) chuẩn bị quần áo cho buổi biểu diễn tối cùng ngày.
Buổi trò chuyện với chị diễn ra ngay tại phòng riêng với những câu chuyện về thời đi học....
“Kiện” Ban Giám hiệu vì đã “lộ” vẫn phê “ngầm”
Nói về thời đi học phổ thông (cấp 1, 2, 3) Thanh Hoa tự nhận "học rất trung bình", thậm chí có nhiều môn học rất dốt như môn Hóa học và Toán. Chị nhớ lại "hồi đó mình nổi tiếng là nghịch, nhưng hát hay".
Nhiều năm liền học bạ cô giáo phê đều có mở ngoặc "nghịch ngầm". Cho đến năm lớp 7, mình cầm học bạ lên Ban Giám hiệu "chất vấn" mà các thầy cô cứ cười bò ra."
NSND Thanh Hoa: "Mình nổi tiếng là nghịch, nhưng hát hay" |
Chị kể: "Khi cầm học bạ lên Ban Giám hiệu, mình nói: 7 năm liền học bạ có ghi em "nghịch ngầm" thì có phải cái nghịch của em đã quá lộ rồi nên đề nghị không nên "phê" em nghịch ngầm nữa. Phải ghi là nghịch lộ chứ ạ...."
Đến tận bây giờ thì thầy giáo gặp lại vẫn nhắc "cái mặt nó lên nó bảo là nó lên đòi chữa "nghich ngầm" thành "nghịch lộ". Chỉ đơn giản lúc đó mình nghĩ "nghịch đến 7 năm thì mọi người đều biết rồi mà vẫn đề là nghịch ngầm là không chính xác... (cười)."
Sau đó, lên cấp 3 thì hết bị phê nghịch ngầm và năm nào cũng được đề cử chức "quản ca" vì hát hay.
Nhưng bố thích mình trở thành bác sĩ vì bố là bác sĩ nên cứ phân tích và "bắt" con học về cơ thể con người. Có lần bố dạy học tiêm - mình sợ lắm nhưng không dám chống lệnh bố nên đâm kim vào mông lợn gẫy cả kim. Lợn phải mổ lấy kim ra nên bố cũng...oải không dạy nữa.
Mình hát hay từ bé. Ở trường các thầy cô hay chúc trở thành "chim Sơn Ca" nên mình chọn...hát, nhưng bố không thích.
Ông thường chê "nghệ sĩ phải xinh đẹp thì hát người ta mới nghe. Đằng này vừa lùn, vừa đen thì...sĩ gì. Lùn quá con ạ! (cười). Đi rồi người ta chê xấu thì khổ. Bình thường chả làm ca sĩ thì ai biết mình xấu hay đẹp...".
"Rồi nghệ sĩ thì lang thang, nay đây mai đó, cuộc sống không ổn định. Đàn bà thế ai dám lấy" - bố cứ nói thế.
Nhưng đến với nghệ thuật là cái duyên. Năm đó, có nhiều đoàn tuyển và mình buồn cười nhất là đi tuyển vào trường múa. Có thầy tên Long nói một câu mình nghe được mà nhớ mãi.
Lúc thi mình uốn được hình "con tôm" - các cô thì nhận xét "con bé nó dẻo thế, không biết có phát triển về chiều cao không" thì ông thầy Long nói "người này mà cao được 1 thước 50 thì cứ chặt đầu tôi đi. Cái bắp chân nó thế kia thì làm sao dài ra được mà múa với may...". Tức và khóc vì ở nhà bố đã chê, đi thi lại bị chê chân ngắn, không nhận nên rớt... trường múa.
Sau đó, mình xem tuyển diễn viên và thử. Lần này thì mình trúng tuyển nhưng không thích diễn kịch.
Rồi mình thi tuyển nhạc viện và đứng đầu bảng. Nhưng khi vào học năm thứ nhất lại bị tụt xuống bét khóa vì bị vỡ giọng. Sau đó, suýt bị nhà trường chuyển sang cho học "Tam thập lục" nhưng được cô Thúy Huyền (vợ NSND Trần Hiếu) cho cơ hội. Cô nhận đào tạo với cam kết với nhà trường "nếu qua 1 học kỳ nữa không được thì chuyển".
Kết thúc học kỳ 2 của năm thứ nhất điểm nhảy từ 3 trừ (bét khóa) lên 5 trừ (gần đầu khóa) nên không bị...chuyển".
Xưa, nổi tiếng không nhờ công nghệ...
Chị nhận xét thế nào về điều kiện học và cơ hội đi lên của các ca sĩ trẻ hiện nay so với thời chị học?
- Thời mình đi học thì môi trường học rất khắc nghiệt với những học sinh chây lười. Khóa học thanh nhạc của mình hồi đó chỉ có 13 người học nhưng vào nghề và tồn tại với nghề chỉ có 2. Còn nổi tiếng chỉ có mình Thanh Hoa.
Cho nên không phải ai học nghệ thuật cũng theo nghề và nổi tiếng - đã có nhiều người phải bỏ nghề. Do đó, nó rất khốc liệt với những người không đam mê và không có tài.
"Nếu ngày xưa để "nổi tiếng" thì gần như 100% phụ thuộc vào tài năng và
đam mê, còn nay nổi tiếng chỉ cần 50% là tài năng còn 50% còn lại nhờ
công nghệ lăng xê"
|
Bây giờ thì không giống như xưa, bởi công nghệ lăng xê nhiều hơn là tài năng. Nếu ngày xưa để "nổi tiếng" thì gần như 100% phụ thuộc vào tài năng và đam mê, còn nay nổi tiếng chỉ cần 50% là tài năng còn 50% còn lại nhờ công nghệ lăng xê.
Để có được sự nổi tiếng chắc chị cũng đã có những thất bại, chị nhận nó và vượt qua như thế nào?
- Có nhiều thất bại chứ. Nhưng Thanh Hoa nghĩ: đối với cuộc sống để tồn tại trong tập thể thì không có chữ “tôi”, nhưng trong tiếng hát thì "anh" phải có cái “tôi” rất lớn. Có nghĩa người ca sĩ phải bảo thủ được phong cách riêng.
Và đặc biệt, người làm nghệ thuật phải có lòng tự trọng cao thì mới trở thành "người nghệ sĩ chân chính". Anh không được ăn cắp bất kỳ sự sáng tạo nào của người khác.
Như vậy đòi hỏi người nghệ sĩ phải nghiêm túc và đam mê với chính mình. Người nghệ sĩ phải luôn luôn trau dồi kiến thức xã hội. Để ngoại giao được thì kiến thức của người nghệ sĩ phải có. Nếu không giỏi nhiều thì cũng phải hiểu được "chữ" và "nghĩa" - đừng bao giờ ngô nghê trong ngôn từ.
Cũng phải nói thế này, cuộc sống mà không có thất bại, không có bế tắc tưởng chừng như không vượt nổi...thì nó sẽ không còn ý nghĩa nữa. Thất bại thì cuộc đời ai cũng có - chỉ ít hay nhiều thôi.
Sóng gió trong cuộc đời nghệ sĩ thì nó càng lớn hơn, bởi lẽ họ còn chịu áp lực từ xã hội. Đôi khi sóng gió chỉ nhỏ thôi cũng được thổi phồng lên và đôi khi bất hạnh của họ cũng được đem ra chia sẻ. Vì thế tất cả những hạnh phúc, mất mát, bất hạnh... của người nghệ sĩ càng giấu kín được thì càng bình yên.
...Nay, các trường tạo ra "máy hát" là nhiều?
Chị có nhận xét gì thế hệ học trò - các các sĩ trẻ hiện nay?
- Riêng môn thanh nhạc, học sinh chỉ học nghiêm túc năm thứ nhất và năm thứ hai. Đến năm thứ ba họ có một chút "vốn" để đi biểu diễn được là hay bỏ học. Trong mấy năm gần đây thì có sốc lại rồi nhưng nói chung họ học để chống chế nhiều, còn học để đam mê rất ít.
"Bề mặt âm nhạc hiện nay người ta nhìn thấy nó giống như giao thông - rất lộn xộn"
|
Trước đây các trường đào tạo nghiêm túc hơn, bài bản hơn. Hiện nay, có thể cảm giác "các trường đào tạo ra nghệ sĩ thì ít, nhưng tạo ra những cái "máy hát" thì nhiều".
Nhưng, giới trẻ hiện nay biết nắm bắt cơ hội và năng động hơn thế hệ chị trước đây....
- Giới trẻ bây giờ có nhiều cái hay hơn trước. Các em đi nhiều, va vấp nhiều và sớm trưởng thành. Các em có vốn sống nhiều hơn và cũng thực dụng nhiều hơn. Nói chung tuổi trẻ bây giờ quyết liệt hơn.
Bề mặt âm nhạc hiện nay người ta nhìn thấy nó giống như giao thông - rất lộn xộn. Xu hướng là đi lên và tất cả đều đi lên nên nó không có trật tự. Tất cả đều phát triển nhưng định hướng không rõ nên dẫn đến lộn xộn.
Trong giáo dục thanh nhạc cho học sinh - các ca sĩ trẻ chị thường chia sẻ những gì?
Mình thường nói với học sinh phải có "lòng yêu nghề" - kỹ thuật cơ bản
thì ai cũng phải học rồi. Trong đó, mình muốn chia sẻ với học sinh ý
thức sống trong xã hội - cái quan trọng là quan điểm sống, ý thức sống,
"lửa" trong nghề và lòng tự trọng với nghề |
Vì sao chị chọn chia sẻ và nhấn mạnh lòng tự trọng với nghề cho các ca sĩ trẻ?
- Với người ca sĩ, với những sô diễn để phục vụ thì không nên đòi tiền. Còn thương trường đòi cát-xê thì đó là chuyện tất yếu - đó là cuộc sống.
Nếu có lòng tự trọng thì khi khán giả bỏ tiền mua vé xem mình biểu diễn thì không nên hát "đớp". Với Thanh Hoa - ở tuổi 61 - trừ những chương trình truyền hình trực tiếp yêu cầu hát "nhép" để quay hình cho chuẩn, còn lại mình vẫn phải hát thật.
Đó là lòng tự trọng của người ca sĩ, có thể ở tuổi này Thanh Hoa hát không hay bằng thời trẻ. Nhưng hát thật sẽ nhận được những tình cảm nồng ấm hơn, thân thiện hơn.
Trong giới nghệ sĩ chị là người ít tin đồn?
- (Cười lớn),...nhưng nếu có thì thật khủng khiếp.
Cảm ơn chị!
- Bài và ảnh: Kiều Oanh