Theo điều tra do Bộ Y Tế và UNICEF tiến hành năm 2006, chỉ có khoảng 2% dân số nông thôn Việt Nam nhận thức việc rửa tay với xà phòng là cần thiết. Điều này liên quan đến nguyên nhân gây ra 80% các bệnh lây nhiễm nguy hiểm.
Từ thực trạng báo động về vấn đề vệ sinh cá nhân ở nông thôn
Ở các vùng nông thôn, có đến 1/3 người dân thấy việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh cá nhân là không cần thiết và 98% dân cư không biết rằng việc rửa tay với xà phòng giúp phòng ngừa các bệnh lây nhiễm hiệu quả. Vì vậy, không khó hiểu khi báo cáo do Bộ Y Tế và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) phối hợp thực hiện cho thấy chỉ có 12% dân số nông thôn rửa tay với xà phòng trước khi ăn và 16% rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh.
Điều này có thể được giải thích một phần do điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất tại địa phương còn hạn chế. Khoảng 2/3 dân số nông thôn không có đủ điều kiện vệ sinh đảm bảo, nhất là ở các vùng sâu vùng xa. Số còn lại tuy có điều kiện tiếp cận thì vẫn có tới 83% không biết sử dụng đúng cách các cơ sở vệ sinh.
Một nguyên nhân khác đến từ thói quen vệ sinh cá nhân có từ lâu đời của người Việt: chỉ rửa khi thấy bẩn và ít dùng tới xà phòng diệt khuẩn. Một nghiên cứu của World Bank năm 2010 cho thấy gần 50% người dân chỉ rửa tay với xà phòng vì họ cảm thấy tay bẩn, dưới 35% chỉ rửa tay vào những lúc cần thiết (trước khi tiếp xúc thức ăn và sau khi tiếp xúc với phân).
Ý thức về tầm quan trọng của việc rửa tay còn hạn chế khiến người dân các vùng ven, nông thôn đang thờ ơ với nguy cơ lây nhiễm bệnh từ vi khuẩn |
Đôi bàn tay được coi là “nơi trú ẩn” lý tưởng cho vô số loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm. Theo nghiên cứu của UNICEF, 80% các bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất hiện nay như tiêu chảy, chân tay miệng, thương hàn, viêm phổi… đều có liên quan đến thói quen không rửa tay bằng xà phòng. Hàng năm vẫn còn có khoảng 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc gia nghèo chết do tiêu chảy. Tại Việt Nam, tiêu chảy cũng là nguyên nhân đứng thứ 2 gây tử vong cho trẻ nhỏ (chiếm 12%), trong đó phần lớn là trẻ ở vùng nông thôn.
Vệ sinh cá nhân không đúng cách không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đe dọa tính mạng trẻ em và người lớn mà còn tạo gánh nặng cho các dịch vụ y tế, công cộng. UNICEF ước tính rằng với mỗi một đô-la bỏ ra để cải thiện tình hình vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân có thể tiết kiệm được hơn 9 đô-la chi phí cho y tế, giáo dục và các chi phí kinh tế xã hội khác.
Đến sứ mệnh mang “sức mạnh bạc” bảo vệ hàng triệu bàn tay Việt
Rửa tay với xà phòng thường xuyên là một trong những biện pháp có hiệu quả và ít tốn kém nhất để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm như tiêu chảy, tay chân miệng và viêm phổi. Tuy nhiên, thói quen này chưa được thực sự chú ý ở các vùng nông thôn.
Lấy cảm hứng từ kinh nghiệm dân gian dùng vòng bạc để “tránh gió” của người Việt, đồng thời căn cứ vào tính năng kháng khuẩn mạnh mẽ của bạc đã được khoa học công nhận, Lifebuoy cải tiến công thức bằng việc đưa ứng dụng công nghệ ion bạc vào sản phẩm mới để từng bước đem thói quen rửa tay với xà phòng đến gần nhiều người dân ở nông thôn hơn.
Không chỉ dừng lại ở việc cải tiến sản phẩm, Lifebuoy nhận thấy rằng trẻ em là đối tượng đầu tiên dễ bị mắc các bệnh lây nhiễm, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự thay đổi hành vi. Vì vậy hơn 20 năm nỗ lực nâng cao sức khỏe người Việt, Lifebuoy đã tổ chức hàng loạt các hoạt động bổ ích nhằm giáo dục đến 10 triệu trẻ em và đặt ra mục tiêu năm 2020 sẽ cải thiện thói quen vệ sinh cá nhân của 25 triệu người Việt.
Đặc biệt, năm nay Lifebuoy mang sân chơi khoa học Lifebuoy bạc đến hơn 200 trường tiểu học khắp cả nước nhằm nhân rộng thói quen rửa tay với xà phòng đến nhiều trẻ em hơn. Tại sân chơi này, các em nhỏ sẽ được hóa thân thành “nhà khoa học nhí” để quan sát và nghiên cứu về vi khuẩn, tìm hiểu khả năng diệt khuẩn ưu việt của bạc, ý thức về việc tập thói quen rửa tay với xà phòng để bảo vệ sức khỏe khỏi vi khuẩn gây bệnh…
“Viện nghiên cứu Lifebuoy bạc” đem đến một chuỗi những hoạt động trải nghiệm để thay đổi thói quen rửa tay với xà phòng, bảo vệ sức khỏe |
Lệ Thanh