Chị Thu Tuyến, 51 tuổi, nhà ở phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM từng làm trong ngành xuất nhập khẩu. Ngày cúng ông Công ông Táo năm nay, gia đình chị không mua cá chép thật mà tự tay làm cá chép từ xôi, thạch rau câu.
|
Ba con cá chép làm bằng thạch rau câu. Ảnh: Thu Tuyến. |
Theo chị Tuyến, hiện nay, môi trường đang ô nhiễm rất nghiêm trọng. Những con cá chép thật sau khi cúng rồi thả ra sông không đúng cách khiến cá bị chết, cùng với việc xả rác của nhiều người sẽ làm môi trường ô nhiễm thêm.
|
Chị Tuyến cho biết, trước đây, gia đình chị thường cúng cá chép bằng giấy. Còn giờ, chị sử dụng các nguyên liệu ăn được để làm cá cúng. |
‘Cúng cá chép bằng xôi, thạch rau câu vừa bảo vệ môi trường, mình vừa có thể ăn được. Việc cúng ông Công ông Táo quan trọng là tấm lòng của mình’, chị Tuyến nói.
|
Chị Tuyến cho biết, ngoài làm cá cúng cho gia đình mình, chị còn làm cho nhiều người khác, gồm bạn bè, người thân. Ảnh: Thu Tuyến. |
|
Chị Tuyến cho biết, trước kia, nhiều người miền Nam cúng cá chép bằng vàng mã. Còn bây giờ thì là cá chép bằng xôi, rau câu, trái cây... |
|
Cá chép được chị Tuyến làm bằng xôi gấc. |
|
Theo chị Tuyến, trước đây, người Sài Gòn dùng cá chép bằng giấy cúng ông Công ông Táo, nhưng hiện nay, nhiều người nhận thấy, việc đốt vàng mã cũng làm ảnh hướng đến môi trường, dễ gây cháy nổ nên họ chuyển sang cúng cá chép xôi hoặc thạch. |
Tại khu vực cầu Đen, cầu Trắng (quận Hà Đông), mặc nước sông đen kịt, ô nhiễm, người dân vẫn thi nhau thả cá phóng sinh.
Tú Anh