CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) sẽ chốt danh sách cổ đông chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2021 bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương đương 2.000 đồng cho mỗi cổ phiếu. Tổng số tiền dự kiến chi ra là 230 tỷ đồng.

Trong khoảng năm rưỡi qua, Dabaco bứt phá mạnh mẽ nhờ tập trung chăn nuôi lợn và bán thành phẩm ra thị trường, khi giá thịt ở mức cao kỷ lục, giá bán lẻ trên 100.000 đồng/kg.

Trong 6 tháng đầu năm, Dabaco ghi nhận sau thuế đạt 580 tỷ đồng, hoàn thành trên 70% kế hoạch năm. Doanh thu đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ. Năm 2020, Dabaco ghi nhận doanh thu vượt 10 nghìn tỷ (tăng gần 40%) và lợi nhuận sau thuế tăng gấp gần 5 lần năm trước, lên 1.400 tỷ đồng.

Dabaso hiện dẫn đầu cả nước về năng suất nuôi lợn, tổng đàn lợn nái hơn 40.000 con và quy mô nhà máy chế biến khép kín với 60.000-70.000 con lợn thịt, chỉ đứng sau tập đoàn Thái Lan CP tại Việt Nam.

{keywords}
Thịt lợn có thương hiệu dần thay thịt lợn truyền thống.

Tập đoàn Hòa Phát gần đây cũng đổ tiền đầu tư vào mảng chăn nuôi lợn, bò và gia cầm, thức ăn chăn nuôi. Thị phần chăn nuôi lợn của Hòa Phát tăng mạnh gần đây. 

Trong khi đó, Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang trong cũng đầu tư rất mạnh cho mảng chế biến và phân phối thịt với thương hiệu thịt mát Meat Deli.

Masan MEATLife (MML) vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, thông qua kế hoạch tái cấu trúc bằng việc tách mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi và cho phép công ty chuyển đổi thành nền tảng kinh doanh chỉ tập trung vào thịt có thương hiệu. MML được xây dựng với tầm nhìn khai phá thị trường thịt heo quy mô 10 tỷ USD của Việt Nam nhưng vẫn còn phân mảnh.

Sau khi tách, MML sẽ hướng tới 10% thị phần vào năm 2025, tương ứng doanh thu từ 35.000-45.000 tỷ đồng, với sản phẩm thịt mát và thịt chế biến ngang bằng nhau.

Tỷ suất sinh lời của mảng thịt được kỳ vọng ở mức rất cao, gấp đôi mức 17% hiện tại của Tập đoàn Masan.

MEATLife hiện có hai nhà máy chế biến tại Hà Nam và Long An cùng có công suất 1,4 triệu con/năm, tương đương 140.000 tấn/năm. Doanh thu mảng thịt tăng trưởng mạnh và đóng góp ngày càng lớn vào kết quả kinh doanh của MML. Trước đó, theo Bloomberg, Tập đoàn Masan muốn huy động 1 tỷ USD để đầu tư cho mảng thức ăn chăn nuôi. Trong đó bao gồm bán cổ phần cho đối tác chiến lược.

Cổ phiếu các doanh nghiệp chăn nuôi lợn tăng mạnh trong hơn 1 năm qua và đang ở vùng cao lịch sử. Trên thị trường, cổ phiếu DBC hiện giao dịch quanh mức 61.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn khoảng 19% so với thời điểm đầu năm 2021.

{keywords}
Biến động chỉ số VN-Index.

Cổ phiếu MML cũng tăng từ mức 60.000 đồng/cp hồi đầu tháng 7 lên mức gần 80.000 đồng/cp như hiện tại và trở thành doanh nghiệp có vốn hóa tỷ USD.

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến thịt lợn trong vài năm qua được xem là một tín hiệu tốt cho cộng đồng doanh nghiệp Việt, cạnh tranh mạnh mẽ với các tỷ phú trong khu vực ngay tại thị trường nội địa, ở những lĩnh vực thế mạnh như nông nghiệp.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 14/9

Chốt phiên sáng 14/9, chỉ số VN-Index tăng 2,54 điểm lên 1.343,97 điểm. HNX-Index tăng 2,27 điểm lên 351,33 điểm. Upcom-Index giảm 0,21 điểm xuống 95,05 điểm. Thanh khoản đạt 13,2 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Nhóm cổ phiếu blue-chips ghi nhận nhiều áp lực bán mạnh và hầu hết giảm điểm.

Trong nhóm VN-30, Bia Sài Gòn Sabeco tiếp tục tăng mạnh thêm 7.300 đồng lên 168.800 đồng/cp. Cổ phiếu tiêu dùng và bán lẻ Masan tăng 4.400 đồng lên 135.000 đồng/cp. GAS tăng 900 đồng. Còn lại phần lớn giảm điểm.

MSN, SAB, HVN, GAS là những mà trụ chính cho VN-Index trong phiên sáng. Trong khi đó, đà tăng của Vinhoems suy yếu so với đầu phiên. Cổ phiếu ngân hàng VPB giảm mạnh 1,4% là mã tác động tiêu cực nhất.

Trên diện rộng, thị trường nhìn chung tích cực với hàng loạt cổ phiếu mid-cap và penny đua nhau trần. Nhóm cổ phiếu "họ Louis" như TGG, BII, SMT, APG, DDV hút dòng tiền đầu cơ mạnh với hàng loạt mã tăng trần.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, với mức hơn 200 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào các bluechips như HPG, SSI, VHM, VRE…

Theo BSC, trong phiên trươc,s thị trường mở cửa và duy trì sắc xanh trong phiên sáng nhưng đảo chiều và điều chỉnh trong phiên chiều. Dòng tiền đầu tư co cụm vào một số ngành nhất định khi chỉ có 7/19 nhóm ngành tăng điểm so với phiên trước với mũi nhọn tăng trưởng đến từ các ngành bán lẻ, truyền thông và du lịch giải trí (hàng không). Độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với thanh khoản giảm nhẹ so với phiên trước cho thấy tâm lý cẩn trọng. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng tại sàn HSX và mua ròng tại sàn HNX. Thị trường vẫn đang vận động trong trạng thái giằng co trước ngưỡng 1.350 điểm. Các nhà đầu tư nên giao dịch thận trọng và chờ đợi xu hướng mới của thị trường.

Chốt phiên chiều 13/9, chỉ số VN-Index giảm 3,88 điểm xuống 1.341,43 điểm. HNX-Index giảm 0,99 điểm xuống 349,05 điểm. Upcom-Index giảm 0,14 điểm xuống 95,26 điểm. Thanh khoản đạt 28,5 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt hơn 23,1 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Chuyển động ngầm thị trường 10 tỷ USD, đại gia Việt những toan tính lớn

Chuyển động ngầm thị trường 10 tỷ USD, đại gia Việt những toan tính lớn

Đại gia Việt có những bước tiến lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều thương vụ hợp tác đã thành công và cũng có nhiều thỏa thuận đang manh nha, hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều đế chế mới trong khu vực.