Những mánh khóe, thủ đoạn tinh vi trong đường dây buôn lậu xăng dầu trên lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khiến nhà nước thất thu hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm.

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, ngày 23/4/2014 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lực lượng chức năng Cảnh sát Biển đã bắt quả tang tàu NANG NUAL 27 Quốc tịch Thái Lan đang sang mạn dầu DO cho tàu Ninh Thuận mang ký hiệu NT 90139 TS.

PV đã có cuộc trao đổi với Đại tá Trần Phương Linh, Trưởng phòng pháp luật, cục Cảnh sát Biển Việt Nam, về những mánh khóe, thủ đoạn tinh vi trong đường dây buôn lậu xăng dầu trên lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Một vốn, thu cả nghìn lời

Hiện nay, buôn lậu và gian lận thương mại là vấn đề nóng bỏng, diễn biến ngày càng phức tạp ở nước ta. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong nước mà còn làm thất thu ngân sách Nhà nước hàng trăm tỉ đồng tiền thuế mỗi năm, gây ra nhiều tiêu cực trong xã hội. Đặc biệt, buôn lậu và gian lận thương mại xảy ra trên đường biển đã và đang thách thức đối với các cơ quan chức năng nói chung và lực lượng Cảnh sát Biển nói riêng.

Mới đây lực lượng Cảnh sát Biển đã bắt quả tang tàu NANG NUAL 27 quốc tịch Thái Lan đang sang mạn dầu DO cho tàu Ninh Thuận mang ký hiệu NT 90139 TS, do Lê Văn Phương, trú tại Tân An, Lạc Sĩ Thành, Trà ôn, tỉnh Vĩnh Long làm Thuyền trưởng.

{keywords}

Ảnh minh họa.

Theo đó, tàu NANG NUAL 27, thuộc sở hữu của công ty Wuy Nax do bà Muk làm giám đốc có trụ sở tại Samut, Pan, Bangkok, Thái Lan. Tàu đã nhận dầu từ một tàu lớn ở khu vực biển Singapore (cũng thuộc sở hữu của công ty Wuy Nax) để bán cho các tàu cá Việt Nam hoạt động trên biển. Sau khi bán hết hàng, tàu NANG NUAL 27 tiếp tục quay lại tàu lớn của công ty Wuy Nax nhận tiếp dầu mang đi bán.

Theo điều tra ban đầu, Lê Văn Phong, Thuyền trưởng tàu NT 90139 TS khai đã năm lần mua dầu DO của tàu NANG NUAL 27. Thế nhưng, theo tài liệu mà Cảnh sát Biển và lực lượng chức năng thu thập được trên tàu NANG NUAL 27 thì tàu này đã bán dầu cho tàu NT 90139 TS những 12 lần, mỗi lần khoảng 50.000 đến 60.000 lít dầu DO.

Ngoài ra, theo nguồn tin từ một số người trên các tàu cá cho hay, tàu này còn bán lẻ cho nhiều tàu đánh cá khác của Việt Nam. Qua thu thập chứng cứ liên quan tới việc buôn bán dầu bất hợp pháp, các lực lượng chức năng có nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển đã phát hiện nhiều mánh khóe của chủ tàu. Cụ thể, trong quá trình giao dịch, công ty Wuy Nax liên lạc trực tiếp với tàu cá Việt Nam nói chung, tàu NT 90139 TS nói riêng để thoả thuận về giá cả, số lượng, phương thức thanh toán, địa điểm nhận dầu trên biển.

Ngày 31/3/2014, tàu NANG NUAL 27, thuyền trưởng là ông Mana Aram Sri (SN 1969) quốc tịch Thái Lan, nhận dầu từ tàu mẹ với số lượng 600.000 lít DO đã bán cho một số tàu cá Việt Nam. Khi tàu NANG NUAL 27 đang sang mạn dầu DO cho tàu NT 90139 TS, thì bị lực lượng Cảnh sát Biển ập tới bắt giữ. Theo lời khai ban đầu của chủ tàu NANG NUAL 27, tàu này chỉ biết bơm dầu cho các tàu theo sự chỉ đạo của công ty Wuy Nax, thông qua điện thoại vệ tinh lắp đặt trên tàu NANG NUAL 27.

Qua kiểm tra nắm tình hình, cả hai chủ tàu nêu trên đều không xuất trình được giấy tờ để chứng minh tính hợp pháp của lô hàng trên tàu. Không những thế, những thuyền viên trên tàu không có bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng phát hiện: Tàu NT 90139 TS đã cải hoán hầm hàng thành tàu chở dầu, có 4 thuyền viên đều là người Việt Nam do ông Lê Văn Phong làm thuyền trưởng. Các thuyền viên đều không có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn. Theo khai báo của thuyền trưởng, trên tàu chở khoảng 20.000 lít dầu DO số dầu này không có hợp đồng mua bán, không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của lô hàng.

Đối với tàu NANG NUAL 27, khi lực lượng Cảnh sát Biển kiểm tra, thuyền trưởng đã không xuất trình được hồ sơ đăng ký, đăng kiểm của tàu, không có giấy phép rời cảng cuối cùng, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng đang vận chuyển. Trên tàu có 9 thuyền viên, trong đó có 5 thuyền viên quốc tịch Thái Lan, 4 thuyền viên quốc tịch Campuchia. Tất cả thuyền viên này đều không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn.

Theo khai báo của thuyền trưởng tàu NANG NUAL 27 đang chở khoảng 230.000 lít dầu DO. Như vậy, nếu mỗi chuyến trót lọt thì lợi nhuận lên tới hàng chục tỉ đồng.

{keywords}

Đại tá Trần Phương Linh, Trưởng phòng pháp luật, cục Cảnh sát Biển Việt Nam.

Dùng tiền tỉ để hối lộ vẫn không thoát

Trao đổi với PV, Đại tá Trần Phương Linh cho biết, trong giấy phép kinh doanh, những doanh nghiệp nói trên được phép kinh doanh dầu, nhưng thực chất, họ lại đi... buôn lậu. Điều đáng nói là nhiều doanh nghiệp đã dùng hồ sơ hợp pháp để buôn lậu. Mặt khác, do vụ việc xảy ra trên biển, với khoảng không gian rộng mênh mông, nên gây khó khăn cho lực lượng Cảnh sát Biển trong việc tuần tra, kiểm soát. "Với lợi nhuận cực khủng khi bị bắt, nhiều đối tượng thậm chí đã gợi ý cả chục tỉ đồng để hối lộ lực lượng chức năng, nhưng không làm các chiến sỹ cảnh sát mờ mắt", Đại tá Linh chia sẻ.

Kết quả kiểm tra hành chính, tàu NT 90139 TS thuộc sở hữu của anh Phan Tiến Dũng (SN 1985) ở 214 Mạc Cửu, phường Tam Quan, Rạch Giá, Kiên Giang. Anh Dũng cho Lê Văn Phong ở Tân An, Trà ôn, tỉnh Vĩnh Long thuê tàu. Ngày 17/4/2014, tàu NT 90139 TS nhận 10.000 lít dầu DO tại công ty Xăng dầu Nghĩa Hiệp 4, Trà ôn, Vĩnh Long ra khu vực biển Hòn Khoai để bán cho các tàu cá. Sau khi đã bán hết dầu, Lê Văn Phong đã điện thoại cho một phụ nữ tự xưng là Kiều (ở Thái Lan) thỏa thuận mua dầu DO với giá từ 18.000 nghìn đồng/lít. Phong đã thanh toán tiền mua dầu DO cho bà Kiều trước khi nhận hàng ngoài biển, thông qua tài khoản ngân hàng hoặc trả bằng tiền mặt. Tổng số tiền Phong đã trả cho bà Kiều là 3 tỉ đồng.

Sau khi nhận được dầu, Phong cho tàu NT 90139 TS về Hòn Khoai, Cà Mau bán lẻ với giá 22.000 đồng/lít. Phong khai đã mua của bà Kiều 175.000 lít dầu DO. Như vậy, hồ sơ là thật, nhưng Phong đã mua dầu của đối tác nước ngoài về bán cho các tàu cá khác thu lợi tiền tỉ từ hoạt động buôn lậu này.

Trên đây chỉ là lời khai ban đầu, để đi đến kết luận cụ thể, chính xác, cơ quan chức năng còn phải xem xét đến các chứng cứ hồ sơ khác có liên quan.

Hậu quả của những vụ buôn lậu dầu trên biển của các tàu nói trên khiến Nhà nước thất thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế mỗi năm.

Cũng theo Đại tá Linh, hiện nay tình trạng buôn lậu trên biển ngày càng diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn cực kỳ tinh vi và tối tân. Các đối tượng buôn lậu đã dùng thiết bị định vị vệ tinh để xác định nơi giao nhận dầu, thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng nhằm qua mặt cơ quan chức năng. Đặc biệt, nếu chỉ xét trên phương diện hành chính, kiểm tra giấy tờ có liên quan thì coi như công lao giám sát của lực lượng Cảnh sát Biển và cơ quan chức năng bằng không bởi các đối tượng đã dùng hồ sơ thật mua dầu thật, xuất kho thật, nhưng lại chở dầu mua qua đầu nậu buôn bán quốc tế.

Trong vụ việc nêu trên, để bắt được quả tang đối tượng, chủ tàu vi phạm cũng như các chứng cứ liên quan là cực kỳ phức tạp và khó khăn, thường chỉ xử lý được về hành chính. Mặt khác, do tàu buôn lậu nước ngoài đã xác định được vị trí qua vệ tinh, biết cách tránh nơi nằm trong thẩm quyền xử lý của pháp luật Việt Nam, gây khó khăn cho việc phát hiện, xử lý, vì pháp luật quy định, nếu bắt được buôn lậu trong lãnh hải thì mới xử lý hình sự, nếu phát hiện ngoài lãnh hải chỉ xử lý hành chính.

Đã khởi tố vụ án buôn lậu dầu

Theo nguồn tin từ cục Cảnh sát Biển Việt Nam, căn cứ vào tài liệu thu thập được, tàu NT 90139 TS đã có dấu hiệu của tội buôn lậu theo quy định của BLHS. Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển đã giao cho vùng Cảnh sát Biển 4 ra quyết định khởi tố vụ án. Hiện nay, theo báo cáo của vùng Cảnh sát biển 4, đơn vị đã bàn giao hồ sơ vụ việc cho Công an tỉnh Vĩnh Long điều tra theo thẩm quyền.

(Theo ĐSPL)