Theo tục lệ dòng họ, thì cứ đến đúng giao thừa bác Thuyển mới mở hộp sơn son thếp vàng đặt trên bàn thờ lấy bức Chân dung cụ Nghè treo lên chính giữa bàn thờ và lên đèn cúng giao thừa.

Dân phố cổ 'bội thực' âm nhạc trên phố đi bộ Hồ Gươm?

Phố đi bộ Hồ Gươm từ khi đi vào hoạt động đã được người dân Thủ đô và nhiều du khách hưởng ứng. Đây cũng là một trong những điểm nhấn, mang lại bộ mặt mới mẻ cho hoạt động du lịch của Hà Nội.

Vậy cụ Nghè là ai? Vì sao bức chân dung đã gần 250 năm mà vẫn sáng đẹp? .Là hậu duệ của dòng họ, chúng tôi xin cung cấp một vài Thông tin mong các nhà chuyên môn góp phần làm sáng tỏ.

Dòng họ tôi, tự Bắc di Nam khai phường lập ấp . Ngay từ đời thứ Nhất đã có gia phả ghi lại rõ ràng. Đến đời thứ 8 , ông Nguyễn Lương Bạt và bà Trương Thị Riệm sinh đươc 8 người con, 6 trai, 2 gái .

Trong đó có ông con thứ hai là Nguyễn Lương Quy đã từng đươc nhà vua tuyển chọn, bổ nhiệm vào Hàn Lâm viện giữ chức Tri chế cáo, được phong tước Đại Tổng bá rồi thăng Thủ hiến

{keywords}
Bức chân dung Cụ Nghè gần 250 năm vẫn tươi nguyên mầu mực - ảnh 1

Ngài Nguyễn Lương Quy và thời Chúa Nguyễn Đàng Trong

Cụ Nguyễn Lương Quy sinh ngày 29 tháng 10 năm Tân Mão (1711). Đối chiếu với niên biểu lịch sử nước ta, thì đây là thời kỳ Chúa Trịnh đàng NGOÀI , chúa NGUYỄN đàng TRONG. Đất quê tôi nay là Quảng Bình thì ngày ấy là Bố Chính thuộc Chúa Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ Vương (còn gọi là Chúa Vũ) (1714-1765), Theo truyền thuyết vào dịp tết Nguyên Đán 1744,có một cậy sung nở hoa và một lời sấm 'Bát thế hoàn trung đô' nên Chúa Trịnh đã xưng vương, do đó Nguyễn Phúc Khoát cũng gọi mình là Vũ Vương và xem Đàng Trong như một nước độc lập.

Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thế tông Hiếu Vũ hoàng đế. Đến năm 1765 chúa Nguyễn Phúc Thuần tức Định Vương (còn gọi là Chúa Định) (1754-1777), con trai thứ 16 của Vũ Vương kế nghiệp.

Gia phả chép rõ rằng : Năm cụ Nguyễn Lương Quy 23 tuổi đỗ thủ khoa Hoc chinh khoa thi năm Quý Sửu tức là năm 1733. Và 7 năm sau, vào năm Canh Thân 1740, cụ đỗ Thủ khoa kỳ thi "Hội" năm đó. Đối chiếu lịch sử khoa cử thời Chúa Nguyễn đàng trong thì đúng năm 1740, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho định lại phép thi mùa Thu và quyền lợi của người đỗ. Theo đó kỳ 1 thi Tứ lục, ai trúng gọi là Nhiêu học, được miễn tiền sai dư 5 năm. Kỳ 2 thi thơ phú, kỳ 3 thi kinh nghĩa, ai trúng được miễn phu dịch. Kỳ 4 thi văn sách, ai trúng gọi là Hương cống, được bổ làm tri phủ, tri huyện và Huấn đạo.

Đúng như quy định, vào năm Nhâm Thân khi cụ 42 tuổi (1752) đươc Bổ nhiêm giữ chức tri huyện Khương Lộc. Theo Phủ biên tạp lục, Khương Bình luc bấy giờ thuộc Châu Bố Chính. Đây là một huyện khá giàu có. Các đầu nguồn huyện Khương Lộc có nhiều loại gỗ rất tốt, như gỗ “táu” bền, đen như sắt, dân địa phương dùng làm cột nhà, gỗ “gụ” có vân mà bền, đen dùng làm giàn nhà, gỗ “bời lời” to mà sắc trắng dùng làm ván vách… Mỗi năm, tháng 8, khách buôn đóng bè chở xuống bán từng cây hoặc từng súc lớn nhỏ, có đến nghìn, trăm súc. Gỗ “kiền kiền” cứng, bền, lâu hư, chôn sâu xuống đất mấy thước, trăm năm cũng không mục. Như vậy ta có thể hình dung Khương Lộc là vùng Quảng Ninh, Lệ Thuỷ bây giờ. Năm 48 tuổi (Mậu Dần 1758) thực thụ tri huyện tại huyện Tân Bình.

Đến đây một câu hỏi đươc đặt ra: có phải có một huyện Tân Bình tai trấn Bố Chánh hay là Tân Bình vùng Sài Gòn- Đồng Nai? , Vì cũng thời này ở Quảng Bình nhiều người dân đã theo lời Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào phía nam mở mang bờ cõi! Vậy thì một vị tri huyện đã có kinh nghiệm từ Khương Lộc được điều động đi " kinh tế mới" cũng là điều có thể .

Hơn 10 năm sau, cụ khi cụ đã 59 tuổi lại đươc điều đi làm Chánh chủ khảo khoa thi rồi vào ngày 17 tháng 3 năm Kỷ Sửu (1769), cụ đươc nhà vua tuyển chọn Bổ sung Hàn lâm viện, đến ngày 3 tháng 6 thì đươc bổ nhiêm tri chế cáo Hàn Lâm viện, tước Đại Tổng Bá’

Hai năm sau, vào ngày 24 tháng 8 năm năm Tân Mão (1771), ngài đươc thăng Thủ hiến, chưa kịp nhận sắc phong thì đến ngày 8/9 qua đời.

Mộ phần tại vườn nhà ông Hạp Nam Lý.

Mong sớm đươc nghiên cứu giám định về Bức chân dung và sự nghiệp của Cụ Nguyễn Lương Quy

Từ ngày cụ mất đến nay đã 245 năm, vậy mà di ảnh của cụ vẫn sáng tươi màu mực. 70 năm trước đây, khi chưa xẩy ra toàn quốc kháng chiến, các câu đối, hoành phi do cụ cho chữ vẫn còn thờ ở Điện - văn chỉ làng Thuận Lý. Theo cụ Chánh tổng Nguyễn Lương Hoàn cũng là thầy giáo dạy chữ Nho và là trưởng họ Nguyễn Lương thời kỳ trước năm 1954, sách vở của Ngài để lại khá nhiều, Nhưng khi Pháp đổ bộ lên chiếm lại Đồng Hới, qua nhiều trận càn, nhiều nhà cửa tài liệu, sách vở bị đốt phá không còn, Con cháu cụ chỉ kịp mang theo hòm sắc phong và bức chân dung vẽ truyền thần bằng thuốc nước. Về sau, các sắc phong sợ bị liên lụy đến phong kiến nên tiêu hủy, chỉ còn bức chân dung truyền thần; Đấy là di vật thiêng liêng quý giá nhất.

{keywords}

Bức chân dung Cụ Nghè gần 250 năm vẫn tươi nguyên mầu mực - ảnh 2

Vì sao bức chân dung gần 250 năm mà vẫn sáng tươi màu mực ? Có thể nói đó là do tục lệ từ bao đời truyền lại là, mỗi năm bức chân dung Ngài chỉ đươc treo lên trên bàn thờ môt lúc vào đêm giao thừa , Cúng giao thừa xong là cuộn lại cất kin trong hòm, nhiều con cháu trong chi, phái đến giờ này cũng chưa từng được chiêm ngưỡng. Xung quanh bức chân dung theo lời các cụ truyền lại thì đó là khi cụ đi sứ sang Tàu và người Tàu đã vẽ bức chân dung này.

Khoảng những năm sau 1975, một số con em trong dòng họ có ý định muốn đươc nghiên cứu về Ngài, vì vậy đã báo cáo với Sở Văn hoá Quảng Bình, Sở cũng đã cho người tìm hiểu, nhưng rồi viêc nhập tỉnh, Sở vào Huế nên bỏ bẵng đi. Có lẽ bây giờ đã đến lúc đặt lại vấn đề. Cần, rất cần nghiên cứu một cách đầy đủ về thân thế, sự nghiệp của vị Hàn lâm viện Tri chế cáo: Nguyễn Lương Quy.

Và phải chăng hậu duệ của Ngài - những vị hiện đang thờ bức Chân dung quý giá ấy còn có thêm một số tư liệu!

Và phần mộ của Ngài chắc chắn gia đình ông Nguyễn LươngThuyển vẫn còn biết rõ.Chứ không như môt số thầy “bói” nói rằng Cụ mất trong khi đi sứ ở Trung Quốc và mộ phần ở Tây Nam Bắc Kinh giờ không còn tìm thấy .

Cần sớm xác đinh ngay nếu không khi lớp ông Thuyển bây giờ đã ở tuổi 90 không còn nữa, thì việc nghiên cứu sẽ khó khăn hơn nhiều,

Khi xác định đươc sự nghiệp của cụ, chắc chắn Cụ sẽ đươc tôn vinh là một nhà trí thức rạng danh đất Nam Lý, rạng danh Quảng Bình./.

Xe tải bị lật, người dân thu gom hoa quả giúp tài xế

Xe tải gặp tai nạn trên đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, người dân địa phương nhặt giúp hoa quả để vào hộp giúp tài xế. Hành động đẹp này được cư dân mạng quan tâm, chia sẻ.

Chuyện 20 con cá điêu hồng thay đổi đời nữ đại gia lừng tiếng

Ôm 4 đứa con dại về vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân làm đủ nghề để có tiền nuôi chúng. Bà buôn bán cừ tràm, chất đốt, quán nhậu rồi cả cò nhà đất.

(Theo Tổ Quốc)