- Về tồn tại trong quá trình triển khai dự án BOT, Bộ GTVT đã thanh tra, kiểm tra, đang tiếp tục khắc phục triệt để. Bộ đã quán triệt làm nghiêm túc, làm với cái tâm để phục vụ tốt cho Đảng, Nhà nước - Bộ trưởng GTVT khẳng định trước QH.

Tại phiên chất vấn sáng nay, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nhận được hàng loạt câu hỏi  của ĐBQH liên quan các dự án BOT.

Sao dân không đi vẫn phải trả tiền?

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, hiện có 2 vấn đề về BOT giao thông là thể chế và quá trình triển khai có nhiều bất cập. Bức xúc của người dân là do chưa giải quyết được hài hoà lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân.

“Chúng ta còn ăn đong trong lĩnh vực này”, ĐB Nhưỡng nói và đề nghị Bộ trưởng GTVT nêu giải pháp căn cơ.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thừa nhận, thể chế vừa qua chưa hoàn chỉnh, nhất là pháp luật về đầu tư công. Về tồn tại trong quá trình triển khai dự án BOT, Bộ đã có thanh tra, kiểm tra, đang tiếp tục khắc phục triệt để.

“Riêng Bộ GTVT đã quán triệt trong ngành làm nghiêm túc, làm với cái tâm để phục vụ tốt cho Đảng, Nhà nước, nếu có sai phạm, tôi sẽ kiên quyết xử lý cán bộ một cách nghiêm túc”, Bộ trưởng Thể nói. 

{keywords}
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Minh Đạt


Bộ trưởng GTVT cũng thừa nhận có tình trạng bức xúc của người dân liên quan đến tranh chấp tại một số trạm BOT. Khi có dư luận sẽ phối hợp với địa phương để giải quyết theo hướng đảm bảo lợi ích của người dân.

Bộ đã dừng 14 dự án BOT đã ký hợp đồng nhưng triển khai chậm và dự án đã phê duyệt nhưng chưa ký hợp đồng.

Thời gian tới, chỉ thu BOT trên đường song hành, đường mới hoàn toàn, đảm bảo người dân có sự lựa chọn.

Ngay sau đó, ĐBQH Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) nhấn nút tranh luận, không đồng tình với câu trả lời của Bộ trưởng.

“Bộ trưởng nói phương án xử lý trên lợi ích của người dân nhưng tôi không thấy như thế. Bức xúc nằm ở 17 dự án, đặt trạm thu phí sai vị trí. Trong đó có 3 dự án dân không vẫn đi phải trả tiền, 6 dự án người dân không đi đường tránh vẫn phải trả tiền”, ông dẫn chứng.

Ông Hàm cho rằng các giải pháp Bộ trưởng nêu chỉ thấy toát lên vấn đề dân chịu thì thu, dân không chịu thì dừng, giảm giá, sau đó thuyết phục, không chịu lại dừng, dân chịu lại thu.

“Như vậy đã vì lợi ích của dân chưa? Tại sao dân không đi lại phải trả tiền?”, ĐB đặt câu hỏi.

3 dự án do ‘lịch sử để lại’

Trả lời ĐB Hoàng Quang Hàm, Bộ trưởng GTVT cho biết, 3 trạm BOT nằm ngoài phạm vi dự án do "lịch sử để lại”, triển khai đã lâu, khi chuyển về Bộ GTVT thì Bộ tiếp nhận.

Ông Thể dẫn chứng, như dự án Bắc Thăng Long - Nội Bài, Bộ đã báo cáo Chính phủ và năm 2014, Thủ tướng đã có văn bản chỉ đạo tiếp tục thu phí, Bộ thực hiện theo đúng chỉ đạo.

{keywords}
ĐB Hoàng Quang Hàm


Với các dự án trước đây, nếu di dời, phải tham mưu Chính phủ, QH vì cần khoản kinh phí để thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư BOT.

Với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là dự án trọng điểm, đầu tư rất lớn, thời điểm đó Chính phủ đã nhiều lần họp, thống nhất chủ trương mở thêm trạm BOT trên QL5.

Tương tự, các tuyến đường tránh để tạo đột phá kinh tế cho địa phương, toàn bộ việc này đều thực hiện đúng theo trình tự thủ tục của pháp luật, không chỉ riêng Bộ GTVT, các bộ ngành, địa phương cũng tham gia cho ý kiến.

Trong bối cảnh hiện nay, khi ngân sách nhà nước khó khăn, rất khó bố trí nguồn vốn lớn để mua lại các dự án này.

“Chúng tôi đã báo cáo với ĐBQH, khi QH biểu quyết có khả năng cân đối được nguồn vốn thì Bộ sẵn sàng mua lại toàn bộ các dự án này”, ông Thể nói và mong các ĐHQH, người dân thông cảm.

Ông cho biết, để hài hoà, Bộ cố gắng giảm chi phí tốt nhất cho người dân, giảm toàn bộ xe của người dân sống trong khu vực trạm thu BOT, có dự án mở rộng phạm vi đến 10km.

ĐB Hoàng Quang Hàm tiếp tục giơ biển tranh luận vì cho rằng Bộ trưởng giải thích do “lịch sử để lại” là chưa thuyết phục.

“Ngày xưa khi làm các dự án này, các bộ ngành địa phương, nhà thầu, ngân hàng thống nhất với nhau, người dân có biết đâu, giờ người dân phải chịu. Các giải pháp Bộ trưởng nói đã thương thảo với nhà đầu tư, ngân hàng giảm định mức, lãi suất chưa? Giờ vỡ lở ra người dân lại phải chịu thì chưa thoả đáng lắm?", ông Hàm đặt câu hỏi.

ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cũng đề nghị Bộ trưởng GTVT trả lời rõ, có phải do khả năng nhà đầu tư BOT có thể kiện lại Bộ GTVT nên Bộ mới có dư duy "vá ổ gà” để xử lý những trạm BOT đặt sai vị trí không?

“Tôi rất đồng tình với quan điểm của ĐB Hàm. Bộ trưởng nói rằng, tiếp tục giảm giá, giảm cước và kéo dài thời gian thu phí. Tôi nghĩ, đây là tư duy không thể chấp nhận được, đề nghị Bộ trưởng giải thích thêm”.

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Sỹ Diến cũng cho rằng cách nói như Bộ trưởng giống như ban phát, xin - cho.

“Chúng ta cần thực hiện nguyên tắc cung - cầu theo cơ chế thị trường, quyền lợi của người dân, nhà đầu tư phải bình đẳng như nhau, không thể vì nhà đầu tư, áp lực của người dân thì giảm giá. Đơn giá mới đầu 10 đồng, sau giảm 8 đồng, 5 đồng, như thế thì không được. Bộ trưởng cho biết quan điểm giữa bình đẳng của người dân và BOT?”, ĐB tỉnh Thanh Hoá hỏi.

Đã hết phiên chất vấn buổi sáng, Bộ trưởng GTVT nói sẽ tiếp thu ý kiến của các ĐBQH.

Thu giá BOT: Bộ Giao thông cứ trả lại tên cũ là được

Thu giá BOT: Bộ Giao thông cứ trả lại tên cũ là được

Điều hành phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT, Chủ tịch QH nói: Tên cũ không có vấn đề gì thì nên chuyển tên trạm thu giá về tên cũ là được.

 

Tài xế say rượu tông thẳng xe con vào trạm thu giá BOT

Tài xế say rượu tông thẳng xe con vào trạm thu giá BOT

Chiếc xe con có tài xế say rượu di chuyển vào đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã tông thẳng vào trạm thu giá BOT khiến xe bị lật, va vào xe tải.

Né trạm BOT Tam Nông, xe tải nối đuôi cày nát đường đê

Né trạm BOT Tam Nông, xe tải nối đuôi cày nát đường đê

Nhiều xe tải nối đuôi nhau đi qua đoạn đê Hữu Thao để né trạm BOT Tam Nông (Phú Thọ) khiến mặt đường đê xuống cấp nghiêm trọng.

BOT từ thu phí thành thu giá: Vì phí thấp hơn giá?

BOT từ thu phí thành thu giá: Vì phí thấp hơn giá?

Chuyên gia cho rằng, sau khi các trạm thu phí BOT bị người dân phản ứng, Bộ GTVT đã chuyển sang dùng từ “trạm thu giá” để tránh.

Thu giá BOT: 'Bộ GTVT đã gây hiểu lầm, hiểu sai'

Thu giá BOT: 'Bộ GTVT đã gây hiểu lầm, hiểu sai'

Về cách gọi “thu giá”, theo ĐB Lê Thanh Vân, Bộ GTVT đã chọn sai ngôn ngữ, mà đã sai thì nên khắc phục.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết theo nghị định của Chính phủ, xem BOT là 1 sản phẩm của DN nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước.

BOT: Vì sao trạm thu phí chuyển thành trạm thu giá?

BOT: Vì sao trạm thu phí chuyển thành trạm thu giá?

Vì sao trước đây các trạm thu phí BOT thu phí BOT để hoàn vốn dự án nhưng từ 1/1/2017 lại xuất hiện thuật ngữ thành thu giá BOT?

Thúy Hạnh