Tỷ phú Phạm Nhật Vượng chơi lớn với giải F1, Nguyễn Đức Tài mất trăm tỷ, cựu sếp Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị bắt, tiếp tục phiên tòa xét xử Vũ "nhôm" và Phan Sào Nam thu gần 10.000 tỷ đồng từ hoạt động tổ chức đánh bạc,... là những thông tin đáng chú ý tuần qua.
Hai vợ chồng nhận bằng tiến sĩ Mỹ: Đừng đùa với đại gia Dũng lò vôi
Phạm Nhật Vượng dồn dập thương vụ lớn
Chiến dịch định vị thương hiệu của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng rầm rộ trong nhiều tháng qua, với VinFast tại Paris Motor Show 2018 hồi tháng 10, giờ đây là xe máy điện Klara và sắp tới có thể là Vsmart.
Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng vừa chính thức hoàn tất thương vụ thâu tóm Viễn Thông A. Cùng với thương hiệu VinPro, Vingroup của ông Vượng nhiều khả năng sẽ củng cố mảng bán lẻ điện thoại di động và điện máy với mục đích nhằm bán điện thoại thương hiệu Vsmart trong thời gian tới.
Vingroup cũng đã giới thiệu xe máy điện thương hiệu Klara tại thị trường trong nước, được bán với giá 34 và 57 triệu đồng/chiếc. VinHomes của Tập đoàn Vingroup cũng đã công bố dự án nhà giá rẻ VinCity cho phép khách hàng mua trả góp tới 35 năm với giá 30-37 triệu đồng/m2. Khu đô thị này rộng 420ha, tại Gia Lâm, Hà Nội.
Tỷ phú Phương Thảo lại ra tay mạnh mẽ
Hãng hàng không VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục có những bước đi mạnh mẽ trong lĩnh vực hàng không dân dụng với việc tiếp tục ký kết những hợp đồng mua bán máy bay khủng.
Đây là một bước đi mạnh mẽ khác cho thấy tham vọng mở rộng thị phần và giữ vững vị trí số một tại thị trường hàng không Việt Nam của bà Nguyễn Thị Phương Thảo sau khi VietJet của nữ tỷ phú này ký hợp đồng mua 50 tàu bay A321neo trị giá 6,5 tỷ USD. Hợp đồng này là bước hoàn thành biên bản ghi nhớ được hai bên ký kết tại triển lãm hàng không Farnborough (Anh) hồi tháng 7.
Cũng tại triển làm này, Vietjet đã mua 100 máy bay Boeing 737 giá 12,7 tỷ USD.
Vietjet Air vừa có quyết định bổ nhiệm bà Hồ Ngọc Yến Phương giữ chức Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc tài chính. Nữ tướng mới của VietJet nguyên là Trưởng ban Tài chính Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Bà Phương sinh năm 1967 (gốc Huế) tốt nghiệp thạc sỹ Tài chính kế toán quốc tế tại trường đại học Swinburne (Úc).
Đại gia Nguyễn Đức Tài gặp khó khăn
Trong vài ngày qua, thông tin một hacker ngờ công bố đã có trong tay thông tin 5 triệu khách hàng của Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài, bao gồm cả email, lịch sử giao dịch và thậm chí cả thẻ tín dụng đang gây rúng động trong nước. Việc thông tin bị tiết lộ một cách nhỏ giọt đã thu hút sự chú ý của truyền thông.
Ông Nguyễn Đức Tài là một doanh nhân khá trẻ và có tham vọng lớn. Những quyết định táo bạo, những cú bứt phá ngàn tỷ và những tham vọng tỷ USD, nhóm lên nguồn cảm hứng lớn cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Nguyên Thứ trưởng bị bắt
Ngày 9/11, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam với 4 cựu lãnh đạo cấp cao của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đó là Lê Bạch Hồng, nguyên Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam; Nguyễn Huy Ban, nguyên Tổng giám đốc BHXH Việt Nam; Trần Tiến Vỹ, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Ban Kế hoạch Tài chính BHXH Việt Nam; Hoàng Hà, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Ban Kế hoạch Tài chính BHXH Việt Nam.
Các bị can trên bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điều 165, bộ luật Hình sự năm 1999.
Như vậy, tính đến thời điểm này, 5 cựu lãnh đạo các cấp của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã bị khởi tố, bắt giam liên quan đến đại án ở ALC II (Công ty cho thuê tài chính II thuộc ngân hàng Agribank).
Ông trùm 10 ngàn tỷ Phan Sào Nam
Theo cáo trạng truy tố, tổ chức đánh bạc qua mạng Internet dưới hình thức game bài Rikvip/Tip.Club là do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu. Doanh thu từ hoạt động tổ chức đánh bạc này là gần 10.000 tỷ đồng, các cá nhân được hưởng lợi gần 5.000 tỷ đồng.
Qua điều tra, đến nay đã có đủ căn cứ kết luận xác định đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua game bài Rikvip/Tip.Club do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu, gồm 25 “đại lý cấp 1”, 5.877 “đại lý cấp 2” và 42.956.718 tài khoản tham gia đánh bạc. Qua điều tra cũng đã có đủ căn cứ đề nghị truy tố bị can Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa đồng phạm về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Cái giá của nghìn tỷ này là ngày 12/11 tới đây họ phải ra trước HĐXX Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ để trả lời về các hành vi vi phạm pháp luật đã gây ra.
Vũ “nhôm” dùng tiền ngân hàng mua cổ phần ngân hàng
Năm 2013, DongABank bị thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn tiền, vàng trong kho quỹ, bị can Nguyễn Phương Bình có chủ trương tăng vốn điều lệ từ 5.000 lên 6.000 tỷ đồng để thu hút vốn đầu tư. Do quen nhau từ trước, sau khi bàn bạc thống nhất, ông Bình để Vũ "Nhôm" mua 60 triệu cổ phần DongABank với giá 600 tỷ đồng khi nhà băng này tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng vào năm 2014 để Vũ "Nhôm" trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DongABank.
Nguồn tiền mua cổ phần DongABank do Vũ "Nhôm" thế chấp 220 lô đất tại thành phố Đà Nẵng, vay 400 tỷ đồng của DongABank. Đối với 200 tỷ đồng còn lại, bị can Bình chỉ đạo nhân viên DongABank xuất quỹ cho Vũ "Nhôm". Sau đó, Vũ "Nhôm" ký khống chứng từ nộp 200 tỷ đồng vào DongABank để có được 200 tỷ đồng mua cổ phần.
Sau này, việc tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng không thành công, ông Bình chỉ đạo nhân viên DongABank chuyển trả 600 tỷ đồng và hơn 9,5 tỷ đồng tiền lãi vào tài khoản của công ty do Vũ "Nhôm" làm chủ tịch HĐQT.
Cáo trạng xác định, Vũ "Nhôm" chỉ nộp 400 tỷ đồng nhưng lại nhận 600 tỷ đồng và hơn 9,5 tỷ đồng tiền lãi. Bị can Phan Văn Anh Vũ đã chiếm đoạt của DongABank 200 tỷ đồng gốc do ký chứng từ nộp khống mà có.
Bóng hồng ôm tiền tỷ của Phan Sào Nam
Trong số những nữ doanh nhân vướng lao lý vì đường dây của 2 trùm cờ bạc nghìn tỷ, Châu Nguyên Anh (SN 1979, trú tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) nguyên Giám đốc điều hành Công ty CP thanh toán điện tử VNPT EPAY. Tại cơ quan điều tra, nữ giám đốc sinh năm 1979 đã thừa nhận hành vi Mua bán trái phép hóa đơn. VNPT EPAY đã nộp khắc phục hậu quả số tiền 53 tỷ đồng.
Đoàn Thị Thu Hà (38 tuổi, ở quận Long Biên) và Phan Thu Hương (57 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội) cùng bị truy tố tội Rửa tiền.Theo cáo trạng, Hà là kế toán Công ty CP đầu tư UDIC do Nguyễn Văn Dương làm Chủ tịch HĐQT. Cuối 2015, Dương điều động Hà sang làm kế toán Công ty CNC.
Sau khi nâng khống tiền, Hà giúp Dương lấy tiền thu lời bất chính từ tổ chức đánh bạc rồi hoàn trả vào Công ty UDIC. Từ đây, Nguyễn Văn Dương rửa tiền bằng việc góp 329 tỷ đồng vào dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Bảo Anh (Tổng hợp)
Nguyên Thứ trưởng bị bắt, cả dàn cựu lãnh đạo bảo hiểm dính lao lý
Một nhân vật bị kết án tử đã "đưa" cả dàn cựu lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào vòng lao lý.