Theo dữ liệu của Dune Analytics, khối lượng giao dịch trung bình một ngày trên nền tảng giao dịch NFT, OpenSea đã giảm. Từ mức kỷ lục hồi tháng 8 là 323 triệu USD, con số hạ xuống sát mốc 50 triệu USD.
Sau thời gian sôi nổi với các bộ sưu tập lớn như CryptoPunks, Degenerate Apes và Pudgy Penguins, thị trường NFT trở nên nguội lạnh. Đây là dấu hiệu đáng quan ngại cho các nhà đầu tư.
2 tác phẩm NFT được rao bán trên Alipay. Ảnh: Ant Group. |
Mike Winkelmann, người tạo ra NFT đắt giá nhất này từng đồng tình với quan điểm giá NFT bị đẩy lên quá cao trong một phỏng vấn với Fox. Tuy tin rằng NFT là một bong bóng, Winkelmann cho rằng công nghệ đằng sau phương tiện này vẫn có giá trị nhất định.
Securities Times (Thời báo Chứng khoán), báo về tài chính của Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) cũng có cùng quan điểm. Trong một bài báo đăng vào ngày 10/9, Securities Times nhận định cơn sốt NFT đã qua đi và giá trị của các tác phẩm sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, gọi thị trường NFT là một bong bóng khổng lồ.
Thêm vào đó, Securities Times cho rằng những người mua NFT chỉ coi đây là một dạng tài sản, chứ không hề tập trung vào giá trị nghệ thuật nội tại trong mỗi NFT. Để ủng hộ cho quan điểm trên, tớ báo nhắc đến tác phẩm Everydays: The First 5000 Days, được bán với giá 69,3 triệu USD làm ví dụ cho giá NFT bị thổi phồng.
Bên cạnh Securities Times, nhiều hãng thông tấn khác ở Trung Quốc cũng đặt ra nghi vấn về tương lai của NFT. Vào tháng 6/2021, một bài báo đăng trên Nhân dân Nhật báo cảnh báo rủi ro của thị trường NFT vì giá có thể bị thổi phồng, dẫn đến hỗn loạn, và tính phi tập trung đồng nghĩa với ít sự quản lý.
Vào tháng 4, China Business Journal, ấn phẩm của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, dự đoán sự phổ biến của NFT có thể hồi sinh làn sóng dự án ICO (Initial Coin Offering), mô hình được xem như đa cấp trong giới tiền mã hóa, đã bị cấm ở Trung Quốc từ năm 2017.
Giao dịch NFT được thực hiện trên chuỗi khối, tương tự như tiền mã hóa. Mặc dù hoạt động đào và trao đổi tiền mã hóa đối diện với những đợt càn quét của chính phủ Trung Quốc, NFT hiện tại vẫn an toàn ngoài tầm radar của chính quyền Trung Quốc.
Đoàn luật sư của tập đoàn Tian Yuan Law đến từ Bắc Kinh cho biết NFT được mua hợp pháp dưới sự bảo vệ của luật sở hữu tài sản điện tử, ban hành năm 2020 bởi Tòa án Nhân dân Tối cao, dựa trên đề xuất từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc.
Giữa cơn sốt NFT, nhiều ông lớn trong ngành công nghệ Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm với loại tài sản mã hóa mới này. Vào tháng 8, Tencent ra mắt nền tảng giao dịch NFT Huanhe, hứa hẹn mở bán các bộ sưu tập nhạc từ nền tảng stream QQ Music. Trong tháng 6, công ty con của Alibaba, Ant Group rao bán 2 bức ảnh dưới dạng NFT thông qua ví điện tử của hãng, Alipay.
(Theo Zing)
Cơn sốt tác phẩm số NFT đã trở lại?
Không còn là cuộc chơi của giới đầu tư tiền ảo, ngày càng có nhiều các nghệ sĩ bắt đầu dấn thân vào NFT với sự nở rộ của chợ số và các startup có liên quan.