1. Tác giả của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là ai?
-
Nguyễn Tuân
0%
- Kim Lân
0%- Tô Hoài
0%- Nguyễn Quang Sáng
0%Chính xácTô Hoài (1920-2014) là nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm thuộc chủ đề thiếu nhi và kháng chiến cứu quốc.
Ông sinh ra tại thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài kể về cô gái người Mông tên Mỵ.
Mỵ bị A Sử, con trai thống lý Pá Tra bắt về làm vợ để trừ nợ. Tại đây, cô phải làm việc nặng nhọc và thường xuyên bị đánh đập. Một ngày, chàng trai người Mông tên A Phủ cũng bị bắt về nhà thống lý do dám đánh A Sử.
Chứng kiến A Phủ bị hành hạ dã man, Mỵ quyết định cởi trói và cùng anh bỏ trốn. Cả hai tham gia Cách mạng, đánh đuổi thực dân Pháp, trừng phạt gia đình thống lý.
2. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” tái hiện bối cảnh tại địa phương nào?
-
Cao Bằng
0%
- Sơn La
0%- Điện Biên
0%- Lai Châu
0%Chính xácĐịa danh bản Hồng Ngài trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được nhà văn Tô Hoài nhắc đến như sau: “Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội”.
Địa danh hiện thuộc xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Huyện Bắc Yên cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 80km. Muốn tiếp cận huyện, du khách phải di chuyển trên cung đường dọc sông Đà và vượt qua con đèo Chẹn dài 20km.
3. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được chuyển thể thành phim điện ảnh vào năm nào?
-
1962
0%
- 1972
0%- 1982
0%- 1992
0%Chính xácTruyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1953. Đây là tác phẩm nổi bật nhất trong bộ 3 tuyển tập “Truyện Tây Bắc”.
“Vợ chồng A Phủ” chuyển thể thành phim điện ảnh vào năm 1972. Bộ phim được đích thân nhà văn Tô Hoài soạn kịch bản và đạo diễn bởi Mai Lộc.
Năm 1973, bộ phim tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 và đoạt giải Bông sen bạc tại hạng mục Phim truyện điện ảnh. Nghệ sĩ Đức Hoàn, đóng vai Mỵ, đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc.
4. Tác phẩm nào sau đây không do nhà văn Tô Hoài sáng tác?
-
Dế mèn phiêu lưu ký
0%
- O chuột
0%- Xuống làng
0%- Người kép già
0%Chính xácDế mèn phiêu lưu ký, O chuột và Xuống làng đều là những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Trong đó, Dế mèn phiêu lưu ký (1941) được phiên dịch sang nhiều thứ tiếng.
Người kép già là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Kim Lân. Tuyển tập nói về số phận những con người nghèo khổ tại làng quê Bắc Bộ. Một số tác phẩm nổi tiếng trong tuyển tập có thể kể đến như Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Con mã mái...
5. Bối cảnh tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao thuộc tỉnh nào ngày nay?
-
Thái Bình
0%
- Nam Định
0%- Hà Nam
0%- Hưng Yên
0%Chính xácTác phẩm “Chí Phèo” lấy bối cảnh từ làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây là quê hương của cố nhà văn Nam Cao.
Một số địa điểm như ngôi nhà Bá Kiến, nhà Lão Hạc... hiện trở thành nơi thu hút khách du lịch. Cái lò gạch cũ cũng là chi tiết có thực, tuy nhiên đã bị phá bỏ do nằm gần đường chính.
- Nam Định
- O chuột
- 1972
- Sơn La
- Kim Lân