{keywords}
{keywords}

Tháng 1/2016, chiếc Boeing thế hệ mới 737 Max đã có chuyến bay thử đầu tiên ở thành phố Washington, Mỹ. Chiếc phi cơ mới với nhiều cải tiến kĩ thuật đã ngay lập tức trở thành một cú hit lớn, với vị trí là chiếc máy bay bán chạy nhất của Boeing sau thời điểm ra mắt. 737 Max trở thành niềm hi vọng lớn về thành công của Boeing trong tương lai.

Tuy nhiên, chưa đầy hai năm sau khi chính thức được bán ra thị trường, những chiếc 737 Max đã gặp phải tình huống xấu nhất có thể xảy ra: Chúng liên tục bị rơi. Gần như chưa bao giờ trong lịch sử hàng không thế giới, một mẫu máy bay mới ra mắt lại gặp phải những sự cố nghiêm trọng đến vậy.

{keywords}

Boeing 737 MAX ra đời nhằm cạnh tranh với mẫu A320NEO của Airbus. Chiếc máy bay này được thiết kế với mục đích tối đa hóa hiệu suất nhiên liệu đối với sức chứa, nhắm vào hiệu quả thương mại. Để đạt được mục đích này, một động cơ lớn hơn được lắp cao hơn trên thân máy bay, và cánh quạt có trọng lượng nhỏ hơn so với các thế hệ phi cơ trước đây.

Chính vì sự thay đổi trong vị trí động cơ và cân bằng trọng lượng, nên chiếc 737 MAX có xu hướng ngóc mũi máy bay lên cao trong quá trình bay, dễ gây ra tình trạng thất tốc khiến máy bay bị đứng yên.

Để giải quyết vấn đề này, các kĩ sư của Boeing đã lắp đặt hệ thống Tăng cường chức năng lái (MCAS). Khi phát hiện ra khả năng thất tốc, hệ thống này sẽ tự động kích hoạt và ép mũi máy bay hạ xuống một cách đột ngột và nhanh chóng, mà không cần đến sự can thiệp của phi công. Các chuyên gia đang nghi ngờ rằng lỗi trong hệ thống MCAS chính là nguyên nhân dẫn đến hai thảm kịch của Lior Air và Ethiopian Airlines.

Khi chiếc 737 MAX ra đời, chúng được bán ra thị trường sớm hơn dự kiến ban đầu. Quá trình kiểm duyệt an toàn cũng diễn ra khá nhanh chóng với sự tạo điều kiện của Cục Hàng không Mỹ (FAA), giúp đưa ra sản phẩm sớm nhất nhằm cạnh tranh với đối thủ đến từ nước Anh - Airbus. Tuy nhiên, đang có nhiều nghi vấn được đặt ra rằng liệu quá trình này có bị đẩy nhanh quá mức, dẫn đến những thiếu sót nghiêm trọng hay không.

Một vấn đề lớn nữa được đặt ra nằm ở thời gian huấn luyện của các phi công để làm quen với hệ thống điều khiển mới của chiếc 737 MAX. Dữ liệu thu thập được từ hộp đen của chiếc Lion Air 610 xấu số cho thấy phi công của chuyến bay này hoảng loạn tìm cách xử lý sự cố, khi chiếc phi cơ lao thẳng mũi xuống biển.

Đoạn ghi âm cho thấy, các phi công hoàn toàn bối rối trong việc điều khiển chiếc máy bay khi hệ thống MCAS được kích hoạt, và thậm chí là tìm đến một cuốn sách hướng dẫn để vô hiệu hóa hệ thống này. Đáng tiếc, phi hành đoàn đã không thể tìm ra giải pháp kịp thời trước khi chiếc máy bay lao thẳng xuống biển, giết chết 189 người.

Theo thông tin từ các giới chức trong ngành, Boeing đã “quảng cáo” chiếc 737 MAX với các hãng hàng không khách hàng rằng chiếc máy bay này không yêu cầu phi công phải được huấn luyện lại quá nhiều, vì nó có cơ chế hoạt động khá giống với các mẫu 737 trước đây. Tuy nhiên, rõ ràng là sự bổ sung của hệ thống MCAS ở chiếc 737 MAX có khả năng đã là nguyên nhân dẫn đến hai vụ tai nạn của Lion Air và Ethiopian Airlines.

Trong khi đó, đại diện công đoàn phi công của hai hãng hàng không Mỹ Southwest và American Airlines cho biết, họ được yêu cầu hoàn tất một khóa học online dưới dạng video kéo dài từ 56 phút đến 3 tiếng đồng hồ, để nắm được những sự thay đổi giữa chiếc 737 MAX và các dòng 737 trước đây. Việc hoàn tất khóa học được các phi công tự thực hiện mà không hề có sự hỗ trợ của huấn luyện viên.

Đáng chú ý, các đại diện này còn cho biết khóa học không hề nhắc tới việc bổ sung hệ thống MCAS vào cơ chế điều khiển của chiếc máy bay. Theo họ, Boeing đã rất tắc trách trong việc cứ thế cài hệ thống tự ổn định này vào máy bay mà không tiết lộ thông tin cho các phi công. 

{keywords}

Khủng hoảng của Boeing chưa dừng lại ở việc cả 371 chiếc 737 MAX trên toàn cầu đều bị cấm bay, mà hãng này còn đang phải chịu điều tra từ phía Bộ Tư pháp Mỹ.

Cơ quan này yêu cầu Boeing và FAA phải giải trình tất cả giấy tờ trong quy trình kiểm duyệt an toàn của chiếc 737 MAX, nhằm tìm ra các khả năng về thiếu sót và sai phạm khi quá trình này được đẩy nhanh để phục vụ mục đích thương mại.

Đã có những cáo buộc được đưa ra về mối quan hệ “gần gũi” giữa FAA và Boeing. Những cáo buộc này cho rằng đã có những báo cáo về khả năng sai phạm của Boeing từ các nhân viên FAA, nhưng đều bị các lãnh đạo của cơ quan này lờ đi và phủ nhận, xuất phát từ lợi ích chính trị và kinh tế.

{keywords}

Ngày 20/3 vừa qua, thông tin cho biết Cục Điều Tra Liên bang Mỹ (FBI) sẽ vào cuộc và hỗ trợ trong quá trình điều tra nhằm truy vấn trách nhiệm hình sự của Boeing trong các vụ tai nạn liên quan tới chiếc 737 MAX. Một ủy ban của Thượng viện Mỹ ngày 21/3 cũng đã đề nghị tổ chức một phiên điều trần, yêu cầu Boeing và FAA giải trình trước cơ quan này về quy trình kiểm duyệt an toàn nói trên.

Giữa cơn khủng hoảng 737 MAX, Boeing còn bị dính vào vụ lùm xùm liên quan đến quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan, người từng làm việc với tư cách giám đốc điều hành của Boeing trong vòng 30 năm. Một tổ chức giám sát lạm dụng quyền lực cáo buộc ông Shanahan đã sử dụng vị trí của mình để nâng đỡ và thiên vị Boeing trong các quá trình làm việc với cơ quan chính quyền. Hiện tại, Tổng thanh tra Bộ Quốc Phòng cho biết cơ quan này có thể sẽ mở điều tra để làm rõ cáo buộc này.

Bên ngoài nước Mỹ, Liên minh châu Âu cũng đã yêu cầu một cuộc thanh tra về quá trình nâng cấp phần mềm của hệ thống MCAS. Canada thì mở cuộc thanh tra độc lập để tìm hiểu về vấn đề này. Nguyên nhân dẫn đến hai vụ tai nạn có thể nằm ở việc chậm trễ trong cập nhật phần mềm dẫn đến cảm biến thất tốc hoạt động sai chức năng.

{keywords}

Đây không phải lần đầu tiên Boeing lâm vào khủng hoảng với một mẫu máy bay. Cách đây hơn năm thập kỉ, bốn chiếc Boeing 727 đã liên tục rơi trong khoảng thời gian chỉ bốn tháng. Và lí do được cho là nằm chính ở chỗ các phi công chưa được trang bị đủ kĩ năng để bay chiếc 727.

Trong những năm 1960, mối quan ngại về chiếc 727 cũng khiến dư luận xôn xao như tình cảnh mà 737 MAX đang gặp phải. Các đại lý vé máy bay thậm chí còn tránh đưa khách của mình lên những chiếc 727.

Boeing 727 cũng là một chiếc phản lực với thiết kế khác biệt so với các mẫu máy bay trước đó. Nó có 3 động cơ gắn ở đuôi, và là chiếc phi cơ thương mại đầu tiên có ít hơn 4 động cơ.

Giống như chiếc 737 MAX, thiết kế này nhắm đến việc cải thiện hiệu suất nhiên liệu. Cánh của chiếc 727 cũng được thay đổi để máy bay có thể giảm tốc nhanh hơn và có khả năng hạ cánh ở các đường băng ngắn hơn. Tất cả được thiết kế để tăng hiệu quả thương mại.

{keywords}

Các phi công của bốn chiếc 727 xấu số chưa được chuẩn bị để giảm độ cao với những chiếc cánh mới và xử lý hệ thống 3 động cơ.

Tuy nhiên, Boeing đã vượt qua được cơn khủng hoảng 727. Hãng này đã đẩy mạnh việc huấn luyện phi công, và những vụ tai nạn không còn xảy ra nữa. Chiếc 727 sau đó đã trở thành một trong những dòng máy bay bán chạy nhất của Boeing, với 1.831 chiếc được bán ra toàn cầu.

{keywords}

Sau hai vụ tai nạn xảy ra liên tiếp, điều gần như chưa từng xảy ra với các mẫu máy bay mới, đang có những lo ngại đáng kể từ người tiêu dùng về chiếc 737 MAX. Trang bán vé máy bay online Kayak thậm chí còn đưa thêm một chức năng vào công cụ tìm kiếm, cho phép khách hàng loại bỏ tất cả những chuyến bay sử dụng chiếc 737 MAX.

Cùng một lúc, Boeing phải đối mặt với hai bài toán: Sửa chiếc 737 MAX, và quan trọng hơn là khôi phục uy tín của nó.

Để xử lý khủng hoảng, Boeing đang ráo riết tìm cách xử lý các khả năng về lỗi kĩ thuật trên chiếc 737 MAX, song song với quá trình điều tra xác định rõ nguyên nhân của hai vụ tai nạn. Boeing thông báo sẽ lắp thêm đèn cảnh báo mỗi khi xảy ra lỗi từ cảm biến của hệ thống thất tốc, giúp phi công nhanh chóng phát hiện và vô hiệu hóa hệ thống này, trước khi hệ thống được kích hoạt khiến mũi máy bay dốc xuống đột ngột.

Ngoài ra, hầu hết các chuyên gia cho rằng việc cập nhật phần mềm giúp loại bỏ lỗi trong cảm biến sẽ khắc phục được vấn đề. Thêm vào đó, việc trang bị kĩ năng cho các phi công để xử lý sự cố với hệ thống MCAS là không thể thiếu.

Hiện tại, rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đang tạm cấm các máy bay 737 MAX bay vào không phận. Lệnh cấm này có thể sẽ chỉ được dỡ bỏ sau khi các quá trình điều tra được hoàn tất và Boeing có thể khẳng định độ an toàn của chiếc 737 MAX qua những bằng chứng cụ thể. Sau hai vụ tai nạn thảm khốc, các cơ quan chức trách đang rất cẩn trọng với việc cho phép chiếc 737 MAX trở lại bầu trời.

Nếu Boeing có thể đưa chiếc 737 MAX trở lại, thì có nghĩa là quá trình kiểm duyệt và thử nghiệm đã phải được thực hiện một cách tối đa để đảm bảo an toàn cho hành khách trên các chuyến bay sử dụng mẫu phi cơ này. Các chuyên gia khuyến cáo hành khách không nên quá lo lắng hay "tẩy chay" chiếc 737 Max, mà nên tin tưởng vào khả năng khắc phục của Boeing và sự chặt chẽ từ các cơ quan kiểm duyệt.

{keywords}

Bài: Linh Nguyễn - Đồ họa: Diễm Anh